Quyết định cho học sinh trở lại trường trong thời điểm này liệu đã phù hợp?
Hà Nội công bố cấp độ dịch, tăng số phường chuyển sang cấp độ 3
Hà Nội: Những điều cần lưu ý khi học sinh đến trường từ 6/12?
Học sinh THPT Hà Nội đi học lại từ 6/12
Hà Nội tạm dừng tiêm lô vaccine gia hạn sử dụng cho học sinh cấp 2
Lưu ý: Theo đánh giá cấp độ dịch mới nhất của Hà Nội, 3 phường Khâm Thiên, Trung Phụng (Đống Đa) và Phố Huế (Hai Bà Trưng) hiện đang ở cấp độ 3. Do đó, các trường học ở 3 phường này sẽ chưa thể mở cửa trở lại.
Ngày 3/12, Sở GD&ĐT Hà Nội đã có văn bản hỏa tốc gửi các đơn vị về tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp cho học sinh THPT. Theo đó, các trường trên địa bàn xã/phường/thị trấn của 30 quận, huyện có mức độ dịch cấp độ 1, 2 có thể cho phép học sinh lớp 10, 11, 12 trở lại trường học trực tiếp từ ngày 6/12. Học sinh lớp 9 các huyện, thị xã tiếp tục đi học theo quy định trước đó.
Trong quá trình tổ chức dạy học trực tiếp, nếu xảy ra các trường hợp liên quan đến vấn đề dịch tễ, không bảo đảm an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19, Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 cấp quận, huyện, thị xã có trách nhiệm xem xét, có thể cho dừng việc học trực tiếp để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh.
“Nguy cơ cao”
Quyết định của UBND thành phố Hà Nội đã làm dấy lên nhiều ý kiến từ phía các bậc phụ huynh. Theo đó, nhiều người có ý kiến chung, cho rằng quyết định mở cửa trường học trở lại vào thời điểm này là “nguy cơ cao”.
Bà T. Yến, một phụ huynh có con học lớp 10 ở quận Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết: “Tôi không hiểu sao khi Hà Nội chỉ có dưới 10 ca nhiễm/ngày thì chậm trễ quyết cho học sinh trở lại trường. Trong khi hiện tại số ca nhiễm mỗi ngày là gần 500 ca, trên 50% là ca cộng đồng thì bất ngờ thành phố cho các trường đón học sinh trở lại. Học sinh các vùng ngoại thành theo lộ trình đã cho lớp 9 học trực tiếp thì vẫn có thể mở rộng lớp 10, 11, 12 ở vùng bớt nguy hiểm. Nhưng khu vực nội thành thì nguy cơ rất cao".
Chia sẻ này của bà T. Yến trong một nhóm (group) trên mạng xã hội nhận được nhiều đồng tình của các phụ huynh khác. Nhiều phụ huynh cho rằng nên tiếp tục cho học sinh nội thành học trực tuyến (online) đến hết học kỳ I, rồi căn cứ vào tình hình thực tế sẽ tính tiếp. Thời điểm đó có thể học sinh cũng được tiêm phòng mũi 2.
Theo một hiệu trưởng trường THPT của quận Cầu Giấy, học sinh THPT mới tiêm mũi 1 được khoảng 1 tuần nên có thể chưa sinh được miễn dịch. Trong khi đó, Hà Nội đang là địa phương có số ca lây nhiễm tăng nhanh từng ngày. Đáng lo hơn, biến chủng Omicron đang đe dọa nhiều quốc gia trên thế giới và không có gì đảm bảo rằng biến chủng mới này sẽ không xuất hiện ở Việt Nam. "Hà Nội là đầu mối giao lưu lớn thì nguy cơ càng cao. Việc học sinh trở lại trường cần lùi lại, ít nhất là hết tháng 12/2021" khi các em đã được tiêm chủng đầy đủ, vị hiệu trưởng này đưa ra kiến nghị.
Nhiều phụ huynh đưa ra ý kiến thay đổi hướng cho học sinh trở lại trường
Theo ghi nhận trên các mạng xã hội, có nhiều phụ huynh cho rằng những trẻ trong độ tuổi tiểu học và mầm non mới là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất của việc học trực tuyến. Theo các bậc phụ huynh, trẻ trong độ đuổi tiểu học, mẫu giáo mới là những trẻ cần được chỉ bảo trực tiếp nhiều hơn từ giáo viên. “Các em trong độ tuổi THPT hoàn toàn có thể thích nghi tốt với việc học online. Trong khi đó, các bé lớp 1 vẫn phải tự tập viết tại nhà, kéo theo việc nhiều cha mẹ phải nghỉ việc để chăm con”, một phụ huynh chia sẻ.
Nhiều phụ huynh cũng đưa ra quan điểm các nước lớn trên thế giới (như Nhật, Tây Ban Nha, Đức, Anh…) có xu hướng ưu tiên cho học sinh cấp mầm non và tiểu học đi học trực tiếp, trong khi đó Việt Nam lại đang làm ngược lại. Liệu điều này đã thực sự phù hợp?
Bình luận của bạn