Thời tiết lạnh, ẩm, mưa thất thường của mùa Đông là những yếu tố ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của bé
Những điều cha mẹ cần biết về viêm amidan cấp ở trẻ nhỏ
Hội chứng ruột ngắn ở trẻ nhỏ và hy vọng mới trong điều trị
5 điều cha mẹ thường lầm tưởng khi con bị sốt
Những lợi ích của quả lựu đối với sức khỏe của bé
Những bệnh trẻ hay gặp trong mùa Đông
Bệnh hen suyễn: Những thay đổi về thời tiết và thời tiết lạnh thường gây ra các cơn hen suyễn. Cha mẹ nên chuẩn bị đầy đủ các loại thuốc giảm hen suyễn sẵn sàng cho mùa Đông và đưa trẻ ngay đến bác sĩ nếu trẻ bắt đầu ho hoặc có các triệu chứng nặng hơn của cơn hen suyễn.
Ho kéo dài: Thông thường trẻ bị ho do 2 nguyên nhân. Thứ nhất, là do các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp như viêm tai mũi họng, viêm xoang cấp ở trẻ, sốt virus gây ho. Thứ hai, là do trẻ bị nhiễm lạnh, dị ứng thời tiết, hen suyễn.
Da khô: Vào mùa Đông, thời tiết giá lạnh, không khí hanh khô và việc sử dụng máy sưởi trong nhà có thể làm mất đi độ ẩm tự nhiên của da trẻ. Khi bị khô, da trẻ có thể căng rát, nứt nẻ khiến bé khó chịu. Cha mẹ nên chọn những loại dầu tắm tự nhiên không chỉ có tác dụng dưỡng ẩm cho trẻ mà còn không chứa hóa chất, tốt cho làn da non nớt của bé. Và sau đó nhanh chóng thoa kem dưỡng ẩm để có thể giúp tránh và điều trị da khô. Cha mẹ cũng chú ý thoa lại kem dưỡng ẩm nhiều lần trong ngày cho trẻ.
Bệnh chàm sữa: Trẻ em bị bệnh chàm sữa thường có da đỏ, ngứa quanh năm, nhưng có thể nặng hơn vào mùa Đông. Khi phát hiện dấu hiệu chàm sữa, cần đưa bé tới cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để khám. Từ đó xác định nguyên nhân, tình trạng của bệnh để có biện pháp chữa trị đúng thời điểm.
Chảy máu cam: Tình trạng chảy máu cam mùa Đông ở trẻ thường gặp hơn so với các mùa khác trong năm. Nguyên nhân vì mùa đông thường có không khí khô hanh, khiến lớp màng nhầy niêm mạc mũi bị khô đi, dễ bị rách, dẫn tới vỡ mạch máu, gây chảy máu mũi. Cha mẹ có thể ngăn ngừa chảy máu cam cho trẻ bằng cách dùng nước muối sinh lý hoặc gel nhỏ mũi mỗi ngày để làm ẩm mũi của bé.
Bí quyết chung giúp trẻ khỏe mạnh
Cha mẹ cũng đừng bỏ qua những mẹo này để giúp trẻ luôn khỏe mạnh:
Giữ nhiệt độ phòng của bé ở mức vừa phải: Phòng của trẻ phải luôn kín gió và ấm áp. Tuy nhiên, nhiều người để nhiệt độ điều hòa, máy sưởi quá nóng sẽ khiến không khí trong phòng rất khô và cơ thể có nguy cơ mất nước, khô da, khô mũi, ảnh hưởng đến hệ hô hấp khiến trẻ khó thở. Vì vậy, cần giữ nhiệt độ trong phòng luôn ấm áp, thông thoáng trong khoảng 28 độ C. Trước khi cho trẻ ra ngoài nên mặc thêm áo khoác và đi giày ấm để tránh cảm lạnh đột ngột.
Cho trẻ mặc quần áo thích hợp khi thời tiết lạnh: Trẻ em nên mặc nhiều lớp quần áo rộng rãi, nhẹ. Tránh ủ ấm trẻ quá mức vì trẻ dễ bị ra mồ hôi lưng, đầu, rồi thấm ngược lại dẫn đến cảm lạnh, viêm phổi… Hơn nữa, việc ứ đọng mồ hôi trên da còn là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây ra các bệnh về da, gây ngứa ngáy, khó chịu.
Giúp con tăng cường hoạt động thể chất trong mùa Đông: Trẻ cần được vận động ngoài trời để tăng khả năng thích nghi với các yếu tố thời tiết, tăng sức đề kháng, phòng tránh được nhiều bệnh dễ lây nhiễm. Thời điểm lí tưởng để mẹ cho trẻ ra ngoài đón nhận ánh nắng mặt trời vào mùa đông là vào khoảng 8h – 9h30 và buổi chiều từ 15h -17h.
Tuy nhiên, khi cho trẻ chơi ngoài trời, cần lưu ý mặc quần áo đủ ấm nhưng vẫn thoáng để khi trẻ ra mồ hôi không thấy quá nóng, thường xuyên kiểm tra mồ hôi lưng để kịp thay áo cho trẻ. Lưu ý cần hạn chế cho trẻ tới nơi đông người, tránh tiếp xúc với người đang mắc bệnh, tránh xa các nguồn ô nhiễm như khói bụi, khói thuốc lá…
Cân nhắc ưu và nhược điểm của việc sử dụng máy tạo độ ẩm: Nhiều bậc cha mẹ sử dụng máy tạo độ ẩm phun sương trong mùa Đông để giúp trẻ không bị chảy máu cam và da khô. Tuy nhiên độ ẩm cao hơn cũng có thể làm tăng mức độ của mạt bụi và nấm mốc trong nhà, có thể gây dị ứng ở những người nhạy cảm.
Bình luận của bạn