Bệnh nhân đái tháo đường có nên ăn trái cây?
Chất béo - vị thuốc quyết định sức khỏe tim mạch và đái tháo đường
Sau Tết người bệnh đái tháo đường nên ăn gì?
Đái tháo đường type 2 làm tăng nguy cơ viêm gân
Đường huyết khi mang thai bao nhiêu là bình thường?
TS. Sanjay Gupta - Trung tâm Y tế Trường Đại học Y Michigan (Hoa Kỳ) trả lời:
Chào bạn!
Khi ăn một loại thực phẩm có chứa carbohydrate, hệ thống tiêu hóa sẽ chuyển hóa carbohydrate trong thực phẩm thành đường glucose đi vào máu. Khi đường máu tăng lên, tuyến tụy sẽ sản xuất insulin, hormone này giúp glucose đi vào tế bào để tạo ra năng lượng hoặc được lưu trữ trong gan và cơ bắp để sử dụng sau.
Ăn liên tục các loại thực phẩm chứa nhiều đường sẽ làm tuyến tụy phải hoạt động quá mức để sản xuất insulin giữ cho đường huyết ở mức ổn định. Tình trạng này nếu kéo dài có thể dẫn đến kháng insulin, làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 hoặc đẩy nhanh quá trình biến chứng ở những người đã mắc bệnh.
Không giống như mật ong, đường mía, đường fructose được thêm vào nhiều loại thực phẩm chế biến và đường tự nhiên trong trái cây sẽ giúp cơ thể bạn hấp thụ đường chậm hơn do giàu hàm lượng chất xơ. Nếu bạn ép trái cây để lấy nước, một lượng chất xơ không nhỏ có thể bị mất đi trong quá trình này và từ đó làm giảm lợi ích giữ ổn định đường huyết so với việc ăn trái cây. Tốt nhất, bạn nên ăn thay vì uống và nên chọn những loại hoa quả không chứa quá nhiều đường tự nhiên như ổi, quýt, mận, dưa chuột…
Hạn chế các sản phẩm ngũ cốc tính chế như bánh mỳ trắng, bánh quy giòn... giàu carbohydrate. Lượng đường trong máu cũng tăng nhanh nếu bạn sử dụng thực phẩm giàu carbohydrate ở dạng lỏng, chẳng hạn như nước ngọt, nước tăng lực.
Bạn cũng cần lưu ý tới chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, nên tập thể dục và có thể tham khảo sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ ổn định đường huyết.
Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Hiện ông là Trưởng Ban Chuyên mục Sức khỏe của Tạp chí TIME, đồng thời là cố vấn cho mục sức khỏe của nhiều tạp chí tại Hoa Kỳ.
Bình luận của bạn