- Chuyên đề:
- Thực phẩm bẩn - sạch
Ngộ độc thực phẩm gây đau bụng, buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy
Làm gì để không bị ngộ độc thực phẩm trong mùa mưa bão?
10 mẹo trị ngộ độc thực phẩm từ nguyên liệu nhà bếp
Nhiều vụ ngộ độc thực phẩm lớn do suất ăn giá quá rẻ
Hàng trăm công nhân nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm tại Bình Dương
TS.BS Anthony Komaroff – Giáo sư y khoa tại Đại học Y Harvard (Mỹ), biên tập viên Bản tin Y tế của Đại học Harvard:
Chào bạn,
Buồn nôn, nôn, đau bụng và tiêu chảy là nỗi ám ảnh kinh hoàng của những người bị ngộ độc thực phẩm. Vì vậy, sợ ăn uống vì không muốn tiếp tục bị ngộ độc thực phẩm là cảm giác chung của nhiều người bệnh chứ không chỉ riêng bạn.
Ngộ độc thực phẩm thường xảy ra khi thức ăn, nước uống bị ô nhiễm do quá trình sơ chế, nấu nướng hoặc bảo quản không đúng cách. Yếu tố gây ô nhiễm chủ yếu là các vi khuẩn, chẳng hạn Salmonella, Campylobacter và E. coli.
May mắn là có rất nhiều cách giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc ngộ độc thực phẩm.
Trước hết, cần lựa chọn thực phẩm an toàn:
- Kiểm tra hạn sử dụng của thực phẩm trước khi mua.
- Khi mua thực phẩm đóng hộp, không chọn hộp bị móp hoặc phồng lên (hộp bị phồng có thể là do thực phẩm bên trong đã bị nhiễm vi khuẩn sinh khí); Không chọn hộp bị hở nắp.
- Không mua các loại thực phẩm chứa trứng sống.
Bước tiếp theo là cần lưu trữ thực phẩm đúng cách:
- Cho ngay các thực phẩm dễ hỏng vào tủ lạnh hoặc tủ đông sau khi mua về.
- Đặt nhiệt độ tủ lạnh hoặc tủ đông về mức 4,5oC (tủ lạnh) và 0oC (tủ đông, ngăn đá tủ lạnh).
- Lưu trữ thực phẩm đóng hộp theo hướng dẫn ghi trên nhãn.
- Rã đông thực phẩm trong ngăn mát tủ lạnh hoặc lò vi sóng, không để ở nhiệt độ phòng bởi đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát trển.
Cuối cùng, hãy chế biến thức ăn một cách an toàn:
- Để thực phẩm sống trong rổ, rá, chậu, bát,... sạch.
- Luôn luôn rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chuẩn bị thức ăn.
- Rửa thật sạch trái cây và rau củ trước khi nấu.
- Sử dụng thớt có bề mặt nhẵn, cứng, rửa sạch bằng xà phòng và tráng nước nóng trước và sau khi sử dụng.
- Không để chung thực phẩm sống với thực phẩm chín.
- Mỗi tuần nên khử trùng giẻ rửa bát một lần bằng cách ngâm vào nước nóng hoặc quay trong lò vi sóng. Giặt giẻ rửa bát ít nhất một lần mỗi tuần.
- Mỗi tuần nên khử trùng bồn/chậu rửa bát và cống bằng dung dịch tẩy rửa.
- Sử dụng nhiệt kế đo nhiệt độ thức ăn để đảm bảo thực phẩm đã được nấu chín kỹ, đặc biệt thận trọng với hải sản và gia cầm.
- Ăn ngay sau khi nấu.
- Khi đi ăn ở nhà hàng, nên hạn chế ăn hải sản sống, pho mát mềm hoặc bất kỳ món ăn nào có trứng sống.
Khi bị ngộ độc thực phẩm, hãy uống thật nhiều nước để bù đắp lượng nước mà cơ thể bị mất đi do nôn mửa và tiêu chảy. Nếu các triệu chứng nôn và tiêu chảy kéo dài trên 24 giờ, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được giúp đỡ.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
TS.BS. Komaroff là bác sỹ cao cấp tại Bệnh viện Brigham & Women’s (Boston, Anh). Ông đồng thời là nhà biên tập của cuốn sách được bán chạy nhất có tựa “Harvard Medical School Family Health Guide” (Tạm dịch: Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe gia đình của Đại học Y Harvard).
Hiện tại, TS.BS. Komaroff tham gia tư vấn về bệnh, dược phẩm và thực phẩm chức năng trên các website của Đại học Harvard dưới tên “Doctor K".
Bình luận của bạn