Cà chua có thể là nguồn sản xuất thuốc điều trị Parkinson với giá cả phải chăng hơn
Mối liên hệ giữa bệnh Parkinson và tình trạng rối loạn giấc ngủ
Người bệnh Parkinson và nỗi lo giảm tác dụng cuối liều khi dùng thuốc
Kiểm soát bệnh Parkinson bằng chế độ ăn Địa Trung Hải
Tác dụng của Vương Lão Kiện với bệnh Parkinson như thế nào?
Parkinson là một bệnh rối loạn của hệ thần kinh trung ương. Điều này có thể gây ra nhiều rối loạn vận động, điển hình là tình trạng run tay chân, cứng cơ bắp, giảm khả năng giữ thăng bằng…
Các triệu chứng bệnh Parkinson thường tiến triển từ từ và dần trở nên trầm trọng hơn theo thời gian. Khi bệnh tiến triển tới giai đoạn nặng, người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc đi lại, thậm chí là trò chuyện. Người bệnh Parkinson cũng có thể trải qua các thay đổi về mặt tinh thần và hành vi, hay bị khó ngủ, trầm cảm, khó ghi nhớ và mệt mỏi.
Levodopa (hay còn gọi là L-dopa) và carbidopa (Duopa, Rytary, Sinemet) là những loại thuốc thường được kê đơn để điều trị bệnh Parkinson. Hiện đây là phương pháp điều trị tốt nhất trong việc kiểm soát các triệu chứng run tay chân, cứng cơ bắp, cử động chậm chạp… cho người bệnh.
Người bệnh Parkinson thường phải dùng thuốc để kiểm soát các triệu chứng bệnh
Tuy nhiên, do sử dụng phương pháp tổng hợp hóa học để bào chế thuốc, việc sử dụng các các loại thuốc điều trị Parkinson hiện tại có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khó chịu cho người bệnh, ví dụ như hay thấy buồn nôn, rối loạn hành vi không tự chủ…
Để khắc phục vấn đề này, các nhà khoa học đã tìm cách biến đổi gene trong cà chua để áp dụng vào sản xuất thuốc L-dopa. Theo đó, phương pháp sản xuất thuốc mới này được hy vọng có thể giúp cung cấp lượng lớn thuốc điều trị bệnh Parkinson với giá cả phải chăng hơn, hạn chế nguy cơ tác dụng phụ cho người bệnh.
Các nhà khoa học cho biết họ lựa chọn sản xuất thuốc từ cà chua vì đây là một loại cây được trồng phổ biến, rộng rãi, có thể được sử dụng để sản xuất thuốc quy mô lớn. Chưa kể, cà chua có thể là nguồn cung tự nhiên, dễ kiểm soát và tiêu chuẩn hóa trong sản xuất thuốc L-dopa.
Các nhà khoa học biến đổi gene cà chua thế nào để sản xuất thuốc?
Trong nhiều nghiên cứu trước, các nhà khoa học đã tìm ra một gene chịu trách nhiệm tổng hợp L-dopa, sản sinh sắc tố betalain trong củ dền. Tiếp theo đó, họ đã chèn một đoạn gene mã hóa tyrosinase - một loại enzyme sử dụng tyrosine (acid amin) vào cà chua để tạo ra các phân tử như L-dopa.
Các nhà khoa học nhận thấy sự có mặt của tyrosinase có thể làm tăng nồng độ L-dopa trong quả cà chua. Theo đó, mỗi 1kg cà chua có thể chiết xuất được gần 150ml L-dopa mà không gặp quá nhiều trở ngại.
Hiện các nhà khoa học đang nghiên cứu tạo ra dây chuyền chiết xuất L-dopa từ cà chua, cũng như tinh chế để sử dụng trong ngành dược phẩm.
GS. Cathie Martin, tác giả nghiên cứu chính người Anh giải thích: “Chúng tôi cho rằng cà chua là loại thực vật rất dễ trồng, không cần quá nhiều yêu cầu về cơ sở hạ tầng. Việc chiết xuất L-dopa tinh khiết từ cà chua cũng không đòi hỏi nhiều công nghệ cầu kỳ”.
Một tác giả khác, TS. Dario Breitel cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy việc sử dụng cà chua đã biến đổi gene làm nguồn cung cấp L-dopa là hoàn toàn có thể. Phương pháp này còn có một ưu điểm nổi trội nữa là giúp cải thiện thời hạn sử dụng của L-dopa”.
Bình luận của bạn