- Chuyên đề:
- Bệnh run tay chân
Rối loạn giấc ngủ có thể góp phần gây suy giảm nhận thức ở người bệnh Parkinson
Co cứng tay, phải gồng mỗi khi viết là bệnh gì?
Run tay chân sau tai biến, uống TPBVSK Vương Lão Kiện có đỡ không?
Cây thiên ma có tác dụng gì trong hỗ trợ điều trị run tay chân?
Điều trị run tay chân do rối loạn trương lực cơ bằng các phương pháp nào?
Tình trạng rối loạn giấc ngủ ở người bệnh Parkinson có thể ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng cuộc sống, khiến người bệnh khó giữ tỉnh táo trong suốt cả ngày dài. Hiểu được mối quan hệ giữa bệnh Parkinson và giấc ngủ có thể giúp bạn kiểm soát bệnh tốt hơn:
Tại sao người bệnh Parkinson thường hay bị khó ngủ?
Bản thân bệnh Parkinson và ảnh hưởng của một số loại thuốc điều trị bệnh có thể khiến bạn dễ bị mất ngủ về đêm, buồn ngủ quá mức vào ban ngày. Theo đó, người bệnh Parkinson có thể gặp phải một số triệu chứng rối loạn vận động khiến họ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh tư thế thoải mái khi nằm ngủ. Trong khi đó, một số loại thuốc điều trị bệnh Parkinson có thể gây ra tình trạng ảo giác, khiến người bệnh thấy lo lắng, buồn bã về đêm và khó ngủ hơn.
Do không thể có giấc ngủ ngon về đêm, nhiều người bệnh Parkinson gặp phải tình trạng buồn ngủ quá mức vào ban ngày. Điều này khiến họ có nguy cơ bị tai nạn cao hơn, khó có thể thực hiện tốt các công việc thường ngày.
Chứng mất ngủ cũng thường đi đôi với lo lắng và trầm cảm. Do đó, các bác sỹ cũng thường quan tâm tới nguy cơ rối loạn tâm thần ở người bệnh Parkinson bị rối loạn giấc ngủ.
Một vài tình trạng rối loạn giấc ngủ có liên quan tới bệnh Parkinson
Người bệnh Parkinson thường bị khó ngủ về đêm, nhưng lại hay buồn ngủ vào ban ngày
- Rối loạn nhịp sinh học: Nồng độ dopamine suy giảm có thể làm thay đổi đáng kể chu kỳ thức - ngủ của cơ thể. Do đó, người bệnh Parkinson có thể bị rối loạn nhịp sinh học, dễ mất ngủ về đêm và hay thấy buồn ngủ vào ban ngày.
- Rối loạn hành vi giấc ngủ REM: Đây là một trong những rối loạn giấc ngủ phổ biến nhất ở những người mắc bệnh Parkinson, ảnh hưởng tới khoảng 50% bệnh nhân. Dạng rối loạn giấc ngủ này có thể khiến người bệnh thực hiện các hành vi bất thường như nói mơ, hét lên, đấm đá… trong khi ngủ, dù bản thân họ không nhận thức được hành vi này.
Rối loạn hành vi giấc ngủ REM thường bắt đầu từ nhiều năm trước khi bệnh Parkinson được chẩn đoán. Tình trạng này cũng là một yếu tố nguy cơ khiến tình trạng suy giảm nhận thức ở người bệnh Parkinson trở nên nghiêm trọng hơn.
- Ngưng thở khi ngủ: Với tình trạng này, người bệnh có thể bị ngáy ngủ, thở gấp và làm suy giảm chất lượng giấc ngủ. Người bệnh Parkinson thường có nguy cơ cao bị tắc nghẽn đường hô hấp trên, bệnh phổi hạn chế… góp phần làm tăng nguy cơ bị ngưng thở khi ngủ.
- Hội chứng chân không yên: Tình trạng này đặc trưng bởi cảm giác bồn chồn, khó chịu khi đang nghỉ ngơi, khiến người bệnh phải di chuyển để thấy thoải mái hơn. Tình trạng rối loạn giấc ngủ này thường xuất hiện rất sớm, ảnh hưởng từ 30 - 80% người bệnh Parkinson. Nhiều nhà khoa học cho rằng nguyên nhân của tình trạng này có thể do nồng độ dopamine suy giảm.
- Tiểu đêm: Tình trạng này khá phổ biến ở người bệnh Parkinson, có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ của người bệnh.
Mối liên hệ giữa bệnh Parkinson và giấc ngủ
Các nhà khoa học vẫn chưa làm rõ được liệu chất lượng giấc ngủ kém là nguyên nhân khiến các triệu chứng bệnh Parkinson trầm trọng hơn hay ngược lại. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tin rằng đây là mối quan hệ 2 chiều.
Theo đó, giấc ngủ kém, thiếu ngủ có thể khiến não dễ bị tổn thương hơn bởi tình trạng stress oxy hóa, từ đó góp phần vào sự tiến triển bệnh Parkinson. Nhiều chuyên gia tin rằng các rối loạn giấc ngủ có thể hữu ích trong việc chẩn đoán sớm căn bệnh thoái hóa thần kinh này, từ đó trì hoãn sự khởi phát của bệnh.
Xử trí rối loạn giấc ngủ ở người bệnh Parkinson
Người bệnh Parkinson có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ với các gợi ý sau:
- Duy trì lịch trình thức - ngủ đều đặn.
- Thử thư giãn trước khi ngủ bằng cách nghe nhạc nhẹ, đọc sách…
- Nên tập thể dục thường xuyên vào buổi sáng, tranh thủ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
- Tránh ngủ trưa quá lâu, quá muộn trong ngày.
- Giữ phòng ngủ mát mẻ, đủ tối và thoải mái.
- Hạn chế các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ.
- Tránh uống nhiều nước, đặc biệt là rượu bia, đồ uống nhiều caffeine trước khi đi ngủ.
- Có chế độ ăn uống lành mạnh, tránh ăn quá nhiều trong bữa tối.
- Trao đổi với bác sỹ về việc thực hiện liệu pháp ánh sáng, kích thích não sâu… nếu cần.
Vi Bùi H+ (Theo Sleepfoundation)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện với thành phần chính từ Thiên ma, Câu đằng giúp giảm run chân tay
Khi bị run chân tay, run cằm, run môi hoặc run toàn thân, bạn không chỉ gặp phải khó khăn khi thực hiện công việc hàng ngày mà trở ngại lớn nhất chính là sự ngại ngùng trong giao tiếp. Trầm cảm và lo lắng cũng có thể xảy ra, làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
Với thành phần chính từ Thiên ma, Câu đằng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện là lựa chọn cho người bị run chân tay, hỗ trợ giúp giảm run và phục hồi khả năng vận động bình thường của cơ thể.
Sản phẩm phù hợp cho những trường hợp bị run khi cầm nắm, đi đứng run rẩy, nói run run ở những người bị run vô căn, bệnh Parkinson, sau tai biến mạch máu não, run ở người cao tuổi.
Sử dụng Vương Lão Kiện mỗi ngày để run chân tay không còn là rào cản trong cuộc sống!
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0283 977 8085.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn