Người bệnh đái tháo đường sẽ không cần phải kiểm tra đường huyết liên tục?
Đái tháo đường vì sang chấn sau chấn thương
Đái tháo đường thường đi kèm gan nhiễm mỡ
Đái tháo đường type 1: Phụ nữ dễ chết hơn nam giới
Bị đái tháo đường khi mang thai: Phải làm thế nào?
Cuộc sống dễ dàng hơn cho người bệnh đái tháo đường
Tiêm insulin là phương pháp kiểm soát đường huyết bắt buộc ở các bệnh nhân đái tháo đường type 1. Tuy nhiên, việc tiêm insulin có thể làm giảm lượng đường huyết xuống mức quá thấp, vì thế người bệnh phải liên tục xét nghiệm máu vô cùng “phiền phức”.
Với mong muốn giúp bệnh nhân có thể kiểm soát đường huyết một cách dễ dàng và thuật tiện hơn, các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ Massachusetts đã phát triển phương pháp tiêm “insulin thông minh”. Với phương pháp này, bệnh nhân chỉ cần tiêm (hoặc uống) vào cơ thể một liều insulin duy nhất, thay vì phải liên tục xét nghiệm máu và tiêm nhắc lại insulin như hiện tại.
Insulin thông minh tự động bật – tắt
Một liều insulin/ngày có thể thay thế cho nhiều mũi tiêm hiện tại
Điều đặc biệt trong phương pháp này là insulin được thiết kế để tự động kích hoạt khi đường huyết ở mức cao và tắt khi đường huyết trở lại bình thường.
“Insulin thông minh” thực chất là phiên bản sửa đổi về mặt hóa học của long-acting insulin (insulin tác động dài hạn), được thiết lập để gắn với các protein trong mạch máu.
“Mục tiêu của chúng tôi là giúp cho bệnh nhân đái tháo đường có cuộc sống dễ dàng và an toàn hơn”, TS. Danny Chou - tác giả của công trình nghiên cứu cho biết, “đây là một bước tiến quan trọng trong điều trị insulin”.
Phương pháp này cho kết quả khả quan trong nghiên cứu trên chuột và các nhà khoa học đang lên kế hoạch để thử nghiệm lâm sàng trong thời gian sớm nhất.
Tuy nhiên, theo TS. Richard Elliott – Quỹ Đái tháo đường Anh, quá trình thử nghiệm lâm sàng sẽ mất nhiều thời gian và ít nhất vài năm nữa loại thuốc này mới có thể có mặt trên thị trường nếu thử nghiệm thành công.
Nghiên cứu được thực hiện dưới sự tài trợ của Quỹ Nghiên cứu Đái tháo đường Juvenile.
- Bệnh đái tháo đường type 1 chiếm khoảng 10% tổng số bệnh nhân đái tháo đường, đặc điểm của bệnh là hệ miễn dịch của cơ thể tiêu diệt các tế bào tạo insulin.
- Bệnh đái tháo đường type 2 chiếm 90%, đặc điểm là cơ thể không thể tạo ra đủ insulin hoặc các tế bào của cơ thể không đáp ứng với hormone này.
Bệnh nhân đái tháo đường type 1 bắt buộc phải tiêm insulin, trong khi bệnh nhân đái tháo đường type 2 có thể kiểm soát các triệu chứng bằng chế độ ăn uống lành mạnh, chăm tập thể dục và thường xuyên kiểm tra lượng đường huyết.
Bình luận của bạn