Khám phá lợi ích từ thảo dược: Hãy bắt đầu từ 6 loại này

Bạn nên bắt đầu với các loại thảo dược có sẵn tại địa phương

Thảo dược giúp giảm đường huyết hiệu quả bạn nên thử

3 loài cây quý giúp phòng ngừa biến chứng đái tháo đường không phải ai cũng biết

3 lý do nên chọn thảo dược để tránh xuất tinh sớm

Chỉ dẫn giảm stress bằng 7 loại thảo dược Adaptogen

Đối với các vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng hoặc bệnh mạn tính, bạn nên tham vấn các chuyên gia về thảo dược hay lương y, thầy thuốc được đào tạo để đánh giá sâu, tìm hiểu hiệu quả và liều lượng sử dụng thảo dược hợp lý.

Các chuyên gia khuyến cáo rằng, bạn nên bắt đầu với các loại thảo dược có sẵn tại địa phương như 6 loại thảo dược dưới đây:

1. Bồ công anh

Ở Việt Nam, bồ công anh (Tên khoa học: Lactuca indica, tên tiếng Anh: Dandelion) hay rau bồ cóc, diếp hoang, diếp dại, mót mét, mũi mác, diếp trời, rau mũi cày mọc hoang ven đường, thường thấy ở các sườn đồi nhiều nắng. Cả rễ và thân, lá bồ công anh đều có các đặc tính thúc đẩy sức khoẻ khác nhau và có thể được sử dụng để làm từ tất cả mọi thứ từ trà, thực phẩm chức năng, thuốc tới các món ăn bổ dưỡng.

Rễ bồ công anh có tiềm năng trong tiêu diệt tế bào ung thư, giảm cholesterol, hỗ trợ sức khỏe gan, chồng vi khuẩn, tăng năng lượng... Lá và rễ bồ công anh giúp lợi tiểu, chứa hàm lượng inulin và chất xơ cao. Inulin là một loại prebiotic tuyệt vời giúp nuôi cấy các vi khuẩn có lợi trong ruột. Với sự phong phú và cách sử dụng đa dạng của bồ công anh, đây là một thực vật hoàn hảo cho người bắt đầu dùng thảo dược.

2. Cúc vạn thọ (cúc Calendula)

Không chỉ là một loại hoa đẹp với màu sắc rực rỡ, cúc vạn thọ còn nổi tiếng với lợi ích sức khỏe mà chúng mang lại cho con con người. Nó chứa nồng độ flavonoid cáo và được chứng minh là kháng virus, kháng khuẩn, chống viêm và có đặc tính chữa lành các vết thương.

Hiện nay, có rất hơn 200 công thức thương mại và y tế khác nhau chứa chiết xuất calendula. Bạn còn có thể tìm cúc vạn thọ ở rất nhiều dạng như: Hoa khô, thuốc mỡ, các loại trà, chất lỏng, thực phẩm chức năng... nên có thể sử dụng được cả ngoài da lẫn uống trong.

3. Hoa cúc (Chamomile)

Đây là một loại thảo dược nhẹ nhàng, thường uống như trà trước khi ngủ để làm dịu cơn đau dạ dày và thúc đẩy ngủ ngon. Ngoài ra, hoa cúc cũng có thác dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh sốt, viêm, co thắt cơ, rối loạn kinh nguyệt, loét, đau thấp khớp và bệnh trĩ.

Trà hoa cúc là sản phẩm được dùng tới nhiều nhất. Bên cạnh đó còn có tinh dầu, cồn thuốc, mật ong hoặc siro.

4. Tía tô đất

Tía tô đất là một trong những loại thảo mộc thân thiện. Nó tạo ra một loại trà dễ uống và có mùi hương như các loại cam quýt. Nó giúp tăng cường tâm trạng, chống lo âu và có thể giúp giảm chứng mất ngủ - đặc biệt khi kết hợp với các loại thảo mộc khác. Nó cũng có tác dụng giảm đau và sẽ làm giảm các vấn đề về tiêu hóa. Điều thú vị nhất là tía tô đất có khả năng kháng virus.

Bạn có thể sử dụng tía tô đất dưới dạng trà, cồn thuốc hoặc viên nang.

5. Hương nhu tía

Hương nhu tía có nguồn gốc từ Ấn Độ và được sử dụng phổ biến trong hệ thống y học Ayurveda. Nó được coi là “nữ hoàng của các loại thảo mộc” với tính chất làm dịu cơ thể và tâm trí. Được coi là một loại thảo dược adaptogen nên hương nhu tía có thể giúp bạn thích ứng với những ảnh hưởng của stress, giúp ổn định các quá trình sinh lý và thúc đẩy sự cân bằng. Nó cũng có tính chất chống oxy hoá, chống viêm và giảm đau.

Hương nhu tía được bán chủ yếu dưới dạng trà, siro, viên nang, hoặc dạng cồn thuốc.

6. Ngải cứu

Ở Việt Nam, ngải cứu được sử dụng nhiều trong ẩm thực, đặc biệt là các món lẩu và hầm. Ngải cứu còn được sao khô làm thuốc, có thể ép lấy nước uống, và sử dụng trong phương pháp đốt ngải cứu (phép cứu ngải hay moxibustion). Dù dùng ở bất kỳ hình thức nào thì cây ngải cứu cũng có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe và được coi như thảo dược quý để chữa bệnh, bao gồm: Làm thuốc điều kinh; An thai; Trị mụn, mẩn ngứa; Giảm đau thần kinh tọa, nhức buốt xương, đau đầu, hoa mắt; Lưu thông máu lên não; Hỗ trợ điều trị suy nhược cơ thể, kém ăn; Hỗ trợ giảm cảm cúm, ho, đau cổ họng, đau đầu, đau dây thần kinh...

Lưu ý: Chỉ thực hiện phương pháp đốt ngải cứu khi có sự chỉ dẫn của bác sỹ, chuyên gia hay thầy thuốc Đông y. Không nên tự ý áp dụng hoặc lạm dụng quá nhiều.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất