- Chuyên đề:
- Cẩm nang phòng bệnh giao mùa
Trẻ thường bị sổ mũi, sốt cao khi bị cúm mùa
Cúm mùa cũng có thể gây tử vong như thường
Cảm cúm mùa hè: Ăn gì để phòng bệnh?
Bộ Y tế khuyến cáo phòng, chống cúm mùa
Những ai dễ mắc cúm mùa?
Nguyên nhân khiến trẻ em dễ mắc cúm mùa
Bệnh cúm mùa là một bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh xảy ra quanh năm, thường vào mùa Đông Xuân. Các virus gây bệnh cúm mùa thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B.
Hệ miễn dịch yếu: Hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế sự phát triển, lây lan của virus. Bởi vậy, những người có hệ miễn dịch kém có khả năng mắc bệnh cao hơn so với người có hệ miễn dịch tốt. Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu nên dễ bị các virus cúm mùa "tấn công".
Trẻ dễ tiếp xúc với nguồn bệnh: Virus cúm mùa dễ dàng lây từ người bệnh qua người lành khi người bệnh ho, hắt hơi, cười hoặc nói chuyện. Cúm cũng có thể lây lan do tiếp xúc với các vật dụng bị nhiễm virus.
Các yếu tố sinh hoạt tập thể như trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh cúm mùa, đặc biệt là trong các đợt bùng phát. Chỉ cần một trẻ bị bệnh là những trẻ xung quanh có thể bị lây nhiễm bất cứ lúc nào.
Trẻ dễ bị mắc bệnh cúm mùa do lây từ các bạn cùng lớp
Thời tiết thay đổi thất thường: Thời tiết giao mùa thường nóng lạnh đột ngột, kèm theo mưa là điều kiện lý tưởng để các loại virus gây cúm mùa phát triển mạnh, điều này khiến cho các bé dễ mắc bệnh.
Cha mẹ chăm sóc sai cách: Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch còn non yếu, chưa phát triển hoàn thiện, do đó, chăm sóc và bảo vệ trẻ đúng cách sẽ giúp trẻ loại bỏ được các tác nhân cản trở sự phát triển bình thường của trẻ. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh vẫn còn lơ là, không cẩn thận trong việc chăm sóc trẻ, dẫn đến việc trẻ dễ mắc bệnh.
Làm sao để phòng cúm mùa cho trẻ?
Để phòng cúm mùa cho con, cha mẹ có thể thực hiện một số biện pháp sau:
- Đưa con đi tiêm phòng vaccine cúm hàng năm. Theo các chuyên gia, đây là cách tốt nhất giúp phòng tránh cúm mùa cho trẻ.
Lưu ý: Những trẻ chuẩn bị đi tiêm vaccine cúm mũi đầu tiên, phụ huynh nên cho trẻ ăn thử trứng gà và theo dõi trẻ trong vòng 24 giờ, nếu trẻ không có bất cứ biểu hiện nào của tình trạng dị ứng phụ huynh có thể cho trẻ tiêm ngừa vaccine cúm.
Tiêm phòng cúm là cách tốt nhất giúp phòng cúm mùa cho trẻ
- Nhắc nhở trẻ thường xuyên rửa sạch tay bằng xà phòng và nước sạch.
- Tránh tiếp xúc với người nghi ngờ nhiễm khuẩn hô hấp cấp, giữ khoảng cách an toàn (>1m).
- Mang khẩu trang y tế khi đến chỗ đông người: Bệnh viện, siêu thị, công viên, rạp chiếu phim…
- Nhắc nhở trẻ thói quen che miệng khi ho.
- Giữ vệ sinh thân thể và môi trường sống thật tốt.
- Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ bằng cách cho trẻ ăn uống cân bằng, đầy đủ dinh dưỡng, có thể bổ sung một số sản phẩm thực phẩm chức năng giúp tăng cường hệ miễn dịch. Trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào cho con, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sỹ, chuyên gia.
Bình luận của bạn