Khi tim... loạn nhịp

Các thực phẩm gây tăng nhịp tim

Rối loạn nhịp tim có chữa khỏi không?

Nguyên nhân và triệu chứng của rối loạn nhịp tim

Giảm cân – cách tốt nhất để phòng rung nhĩ

Rối loạn nhịp tim là gì?
Hơn một tháng nay, ông Đoàn Nhật Yên (60 tuổi, Từ Liêm, Hà Nội) luôn ở trong trạng thái mệt mỏi, khó chịu, vã mồ hôi, đau thắt ngực. Cứ nghĩ do đợt vừa rồi gia đình có nhiều biến cố, cộng thêm cũng đã có tuổi nên ông chỉ cố gắng nghỉ ngơi nhiều hơn, không đi khám. Nhưng đến khi mệt thỉu đi, con cái mới hoảng hồn đưa ông đến viện khám bệnh. Lần khám đầu tại Bệnh viện 354, bác sỹ xác định: ông Yên bị rung nhĩ, rối loạn nhịp hoàn toàn, giảm tiểu cầu… nên giữ ông lại điều trị tại viện. Một tuần nằm viện, điều trị bằng thuốc nhưng cũng chẳng thấy đỡ. Ông Đoàn Nhật Yên quyết định lên Viện Tim Hà Nội khám lại. Sau một loạt xét nghiệm, kết quả vẫn là rung nhĩ, rối loạn nhịp hoàn toàn – một dạng của rối loạn nhịp tim, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

TS. Trần Song Giang


Theo TS. Trần Song Giang, C6 - Viện Tim mạch Trung ương, rối loạn nhịp tim là bệnh lý rất phổ biến, là một tình huống cấp cứu tim mạch rất thường gặp. Tử vong do rối loạn nhịp tim chiếm khoảng 38% trong số những trường hợp bị tử vong bởi các bệnh lý về tim mạch. Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, thậm chí có thể gặp ở trẻ sơ sinh. Cũng có những trường hợp loạn nhịp nhưng không nguy hiểm, không phải điều trị.

Những biến chứng của rối loạn nhịp tim: - Đột quỵ: Khi rung tim, tim không thể bơm máu hiệu quả, có thể gây ra máu ứ đọng. Điều này có thể tạo nên các cục máu đông trong tim. Nếu cục máu đông bị vỡ rời, nó có thể “đi du lịch” và cản trở một động mạch não, gây ra một cơn đột quỵ. - Suy tim: Điều này có thể xảy ra khi tim bơm máu không hiệu quả trong một thời gian dài do nhịp tim chậm hoặc nhịp tim nhanh.

Thông thường, rối loạn nhịp tim thường bị nhầm với tình trạng tim đập nhanh do hồi hộp, lo âu hay tim đập chậm do hạ huyết áp… Tuy nhiên, đa số những bệnh nhân rối loạn tim mạch đang khám tại viện đều có những biểu hiện chung như mệt mỏi triền miên, hoa mắt choáng váng, đau đầu nhẹ dai dẳng, vã mồ hôi, nôn hoặc buồn nôn, đánh trống ngực, khó thở… Chỉ một số ít trường hợp hầu như không có biểu hiện. Một số bệnh nhân rối loạn nhịp tim bị ngất đột ngột mà không có dấu hiệu báo trước.

Lý giải cho căn bệnh rối loạn nhịp, TS. Giang giải thích: Tim người có 4 phần để chứa và bơm máu: tâm nhĩ trái - phải và tâm thất trái - phải. Trong tâm nhĩ phải có một hạch - gọi là nút xoang nhĩ (SA, sinoatrial) - gồm các tế bào có khả năng tự tạo xung điện (electric impulse). Xung điện này truyền ra các cơ xung quanh làm co bóp hai tâm nhĩ. Sau đó, dòng điện tiếp tục truyền theo một chuỗi tế bào đặc biệt tới một hạch khác gọi là nút nhĩ thất (AV, atrioventricular) nằm gần khu giáp giới giữa các thất rồi theo chuỗi tế bào sợi Purkinje chạy dọc theo tường chia hai tâm thất lan vào các cơ xung quanh làm hai thất này co bóp. Sau đó xung điện giảm đi, tâm thất trương ra lúc tim nghỉ. Nếu có thay đổi bất thường ở bất cứ một phần nhỏ nào của hệ thống trên, điện sẽ bị xáo trộn, lan theo những hướng ngược hay không đúng thứ tự, làm co giật các cơ của các thất không đồng đều - gây nên rối loạn nhịp tim.

Có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển rối loạn nhịp tim như tuổi tác (trên 60 tuổi), bệnh di truyền (sinh ra với trái tim bất thường), các bệnh về tim khác như hẹp động mạch tim, đau tim hay có phẫu thuật tim trước đó…, các vấn đề về tuyến giáp, cao huyết áp, béo phì, đái tháo đường, sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, ma túy… Ngoài ra, chứng ngưng thở khi ngủ cũng có thể gây chậm nhịp tim và rung tâm nhĩ. Hiện tượng mất cân bằng điện giải cũng ảnh hưởng đến xung điện tim và góp phần phát triển loạn nhịp tim. Một số loại thuốc từ thảo dược cũng làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp ở người có nguy cơ cao.

Cần khám bệnh định kỳ để phát hiện sớm rối loạn nhịp tim


Có thể điều trị?

Rối loạn nhịp tim được chia thành nhiều dạng khác nhau như rối loạn nhịp nhanh nhĩ, rung nhĩ, cuồng nhĩ, rối loạn nhịp xoang nhanh, rối loạn nhịp nhanh thất, rối loạn nhịp chậm… Tùy mức độ và dạng rối loạn nhịp mà bác sỹ có phương hướng điều trị. Và cũng không phải dạng rối loạn nhịp nào cũng phải điều trị.

Chị Nguyễn Bạch Diệp (35 tuổi, thành phố Hưng Yên) đang có thai ở tháng thứ 5 thì có những biểu hiện lạ, người mệt mỏi, đánh trống ngực, khó thở và mệt thỉu dù là đang nghỉ ngơi. Đi khám ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Hưng Yên, bác sỹ cho biết nghe tim thấy có nhịp trống, nghi rối loạn nhịp tim nên yêu cầu chị lên Viện Tim mạch Trung ương khám lại. Xem kết quả điện tim, siêu âm tim và điện tim 24 giờ, bác sỹ kết luận: chị Diệp bị rối loạn nhịp tim trên thất dạng nhẹ, hầu như chỉ xuất hiện khi mang thai hoặc quá mệt mỏi, không cần điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, chị Diệp cũng được yêu cầu phải nghỉ ngơi nhiều hơn và đi khám ngay sau khi sinh nở để xác định bệnh có tiến triển nặng hơn không.

Còn trường hợp của ông Đoàn Nhật Yên, sau một đợt điều trị bằng thuốc để ổn định sức khỏe, ông phải trải qua một loạt xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây rung nhĩ rồi được chỉ định sử dụng phương pháp can thiệp tim mạch - điện sinh lý học can thiệp – hay nói cho dễ hiểu hơn là dùng sóng radio để triệt bỏ những vị trí bất thường trong tim – còn được gọi nôm là sốc điện. TS. Giang giải thích: rung nhĩ là rối loạn dòng điện trong tâm nhĩ làm co giật cơ thành dạng rung nhanh và không đều. Khi bị rung nhanh tâm nhĩ sẽ không co bóp được bình thường, do đó, sẽ không bơm đủ lượng máu vào tâm thất. Lượng máu tim bơm ra cơ thể sẽ giảm gây nên những triệu chứng chóng mặt, khó thở, mệt mỏi. Điện xáo trộn trong tâm nhĩ truyền xuống tâm thất làm hai thất này co bóp nhanh (tạo đánh trống ngực), sau đó khi tim thiếu máu tiếp tế sẽ làm tức ngực. Rối loạn nhịp dạng rung nhĩ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như gây suy tim, tai biến mạch não hoặc nhồi máu cơ tim.

Một ca điều trị rối loạn nhịp tim bằng can thiệp tim mạch


Cũng theo TS. Trần Song Giang, phương pháp can thiệp tim mạch – sốc điện khá an toàn và hiệu quả. Một nghiên cứu tại Bệnh viện Tim mạch TW cho thấy, tỷ lệ điều hòa nhịp tim thành công bằng sốc điện là 90%. Tuy trong một tháng đầu sau khi được chữa bằng sốc điện, hơn 80% không tái phát chứng rung nhĩ, nhưng những tháng sau đó, tỷ lệ này tụt xuống 39%. Bởi vậy, người bệnh rất cần sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe tim mạch để điều chỉnh. Ngoài ra, bệnh nhân cần được điều trị chống đông máu để tránh tai biến mạch não.

Phòng ngừa thế nào?

Đa số nguyên nhân của rối loạn nhịp tim là bệnh tim mạch nên phương pháp phòng ngừa bệnh tim mạch cũng được áp dụng đối với căn bệnh rối loạn nhịp tim. Bệnh nhân rối loạn tim mạch bắt buộc phải duy trì cân nặng ở mức hợp lý (giảm cân khi béo phì), vận động thể lực đều đặn, tránh căng thẳng về tâm lý, hạn chế chất kích thích, nói không với thuốc lá, điều trị tốt các bệnh lý liên quan như đái tháo đường, tim mạch, béo phì, bệnh tuyến giáp, cao huyết áp...

Kiểm tra sức khỏe định kỳ (3 tháng với bệnh nhân tim mạch) và ổn định sức khỏe luôn là điều nên làm với những người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ngay cả với người trẻ tuổi. Những người có bệnh béo phì, cao huyết áp, đái tháo đường... hay những người có lối sống tĩnh tại, ít vận động, uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá... nên sử dụng thêm các loại TPCN có tác dụng bổ trợ cho tim, giúp thải độc cho cơ thể và tăng cường sức đề kháng.

Hiên Vân H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch