Khớp & Bệnh lý của khớp

Con người vận động được là nhờ có các cử động của khớp khi các khớp bị thoái hóa chở nên vận động khó khăn hơn hoặc mất vận động làm cho đau nhức cản trở các sinh hoạt của cơ thể. Vài năm gần đây, tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân thoái hóa khớp có chiều hướng gia tăng. Ước tính 30% bệnh nhân thoái hóa khớp là ở người trên 35 tuổi, 60% trên 65 tuổi và 85% trên 80 tuổi. Sự tổn thất về kinh tế xã hội cho việc khám chữa bệnh và mất sức lao động cũng tăng theo, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và sức lao động của con người.


Thoái hóa khớp thường bắt đầu từ tuổi 35, khi xương khớp bước vào quá trình lão hóa

Ở tuổi trẻ (dưới 30 tuổi), lớp sụn khỏe và trơn bóng bao bọc đầu xương giúp cho khớp cử động dễ dàng.

Vì vậy, các bệnh khớp không chỉ là gánh nặng về kinh tế, tinh thần cho bản thân của người bệnh mà còn là của gia đình và xã hội. Tuy nhiên, theo BS.CKII Nguyễn Thị Lam, phát hiện sớm và phòng ngừa các bệnh lý ở khớp không khó. Theo đó, mỗi người cần nắm được các yếu tố nguy cơ gây bệnh và phương thức phòng ngừa trong cuộc sống hàng ngày.

Thoái hóa khớp là gì?

Sụn khớp là lớp mô trong suốt, vừa cứng vừa bền dai nhưng lại đàn hồi tốt, được cấu tạo từ hai thành phần chính là tế bào sụn và các chất căn bản (quan trọng nhất là collagen type II).Sụn đóng vai trò như lớp đệm bảo vệ, giúp giảm chấn động và tránh sự cọ xát giữa hai đầu xương khi khớp cử động. Tuy quan trọng như vậy, sụn lại không chứa mạch máu hay dây thần kinh nên không được máu nuôi trực tiếp, chỉ tiếp nhận dinh dưỡng thẩm thấu từ tổ chức xương dưới sụn, màng hoạt dịch, dịch khớp. Do vậy, sụn rất dễ bị thoái hóa âm thầm theo thời gian mà không có dấu hiệu nào.

Thoái hóa khớp chính là sự mất quân bình giữa tái tạo và thoái hóa của sụn khớp nguyên nhân là do tuổi tác từ sau tuổi 40, tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng lớn. Tổn thương các khớp do hoạt động quá sức thường gặp ở khớp cổ chân, gối, cổ tay trong thể thao; Khớp vai, khớp cổ, khớp lưng gặp trong bệnh lý văn phòng; Khớp lưng và khớp gối gặp nhiều nhất trong những nghề nghiệp lao động nặng, béo phì. Có một số ít gặp trong dị dạng bẩm sinh về khớp gù vẹo cột sống bẩm sinh hoặc sơ sinh do can thiệp thủ thuật. Ngoài ra còn do một số ít là duy truyền gene.

Các biểu hiện của thoái hóa khớp bao gồm: Đau nhức âm ỉ hoặc là dữ dội, đau nặng hơn về chiều tối, thời tiết thay đổi; Tràn dịch khớp làm cho vùng khớp bị tổn thương sưng to; Cứng khớp buổi sáng; Biến dạng khớp; Hạn chế vận động; Teo cơ, có tiếng lạo xạo khi khớp cử động...


Khớp gối là khớp dễ bị tổn thương do phải "gánh" toàn bộ trọng lượng cơ thể

Những tổn thương thường gặp

Nhóm bệnh phổ biến là viêm xương khớp do thoái hóa thường gặp ở những người già, người mãn kinh hay tiền mãn kinh gọi chung là thoái hóa khớp.

Khớp dễ bị tổn thương nhất là khớp gối vì khớp này luôn phải chịu căng để giữ cho cơ thể đứng vững, xoay và di chuyển. Triệu chứng đau thường gặp là phía trước hoặc là bên cạnh trong hoặc ngoài đầu gối, đau có kèm theo sưng nóng đỏ làm cho khớp yếu đi bệnh nhân bị khụyu xuống khi di chuyển hoăc là bệnh nhân không ngồi xổm được, đứng dậy khó khăn, biến dạng ở khớp gối có dáng đi vòng kiềng hoặc là chữ bát. Nặng hơn nữa có thể là dính khớp hạn chế tầm hoạt động của khớp. Nếu nằm lâu ngày không được tập luyện thì dẫn đến co rút khớp, tàn phế.

Với khớp háng, có thể xảy một hoặc hai bên, đau sâu bên trong hoặc là phía trước khớp háng hoặc là cạnh trên ngoài đùi, có khi đau ở sau mông không lan xuống. Những bệnh thường gặp viêm khớp háng, hoại tử chỏm…

Ở vùng góc của ngón cái, các khớp ngón tay, bàn tay thường sưng đau khi thời tiết thay đổi. Cứng khớp khi sáng ngủ dậy vận động sau 5-10 phút thì bớt cứng. Ở tình trạng nặng hơn thường gây cảm giác bức rức, khó chịu làm cho không ngủ được. Ở trường hợp này, dau các khớp có tính chất đối xứng, tái phát nhiều đợt trong năm. Biến chứng làm bào mòn đầu khớp, lệch trục xương dẫn đến biến dạng khớp thường gặp trong bệnh viêm đa khớp dạng thấp.

Tổn thương khớp cột sống thắt lưng là tổn thương thường gặp nhất ở tuổi lao động với các biểu hiện: Đau vùng thắt lưng khi ngồi lâu, khi sai tư thế nặng hơn nữa chèn ép cột sống chèn dây thần kinh tọa làm đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa lan từ lưng xuống mặt ngòai cẳng chân xuống mu bàn chân hoặc đau lan từ lưng xuống sau mông, sau đùi, sau cẳng chân đến ngón út, có thể kèm theo tê bì, teo cơ, hạn chế đi lại, nặng hơn nữa có thể tàn phế. Bệnh thường gặp do đau lưng, thoái hóa cột sống, đau thần kinh tọa, chấn thương cột sống, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm…

Tổn thương khớp cột sống cổ biểu hiện đau mỏi sau gáy có khi đau lan lên đầu làm cho chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, đau đầu... Đôi khi người ta có thể nhầm tưởng với bệnh rối loạn tiền đình, bệnh lý thường gặp trong hẹp lỗ liên hợp. Hoặc đau từ cổ lan xuống tay gây tê bì ở ngón 1, 2 hoặc ngón 4, 5 thường gặp trong chèn ép đốt sống cổ C5, C6 do thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, trượt đốt sống... Đôi khi đau cổ do sai tư thế, do gối đầu quá cao hoặc là bị lạnh đột ngột, bệnh nhân cảm thấy sáng ngủ dậy cứng cổ không xoay được sang trái hoặc sang phải thường gặp khi thời tiết giao mùa.


Thoái hóa đốt sống thắt lưng thường gặp ở những bệnh nhân trẻ, thường là nhân viên văn phòng hoặc những người làm việc nặng, sai tư thế

Khớp gót chân thoái hóa làm cho bệnh nhân có cảm giác thốn gót vào buổi sáng hoặc khi bước chân xuống giường…

Dựa trên cac triệu chứng đau, sưng, cứng khớp, biến dạng khớp và các dấu hiệu bất thường của khớp nên đi kiểm tra sớm để có phương pháp điều trị. Trong những trường hợp bệnh nhẹ, có thể phối hợp các phương pháp vật lý trị liệu như chườm nóng, sóng ngắn, hồng ngoại, xung điện, điện phân, nghỉ ngơi tránh các khớp hoạt động làm tổn thưởng nặng hơn. Nặng thì có thể kết hợp với thuốc kháng viêm, giảm đau, giãn cơ, giảm viêm...

Phòng ngừa sớm, vẫn hơn!

Theo BS. Lam, "Hạnh phúc của người phụ nữ là được sống với đam mê. Để làm được điều đó cần phải có thân thể, đặc biệt là bộ xương và tinh thần khỏe mạnh. Muốn có được điều đó cần sự tự rèn luyện bản thân".

Các phương pháp phòng ngừa các bệnh lý thoái hóa khớp khá đơn giản, bao gồm: Vận động hợp lý, Dinh dưỡng đầy đủ và bổ sung đầy đủ các vitamin và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

- Tập thể dục 30 phút mỗi ngày, tạo cho sức bền, giảm quá trình lão hóa… Các bài tập thể dục để làm tăng sức mạnh liên kết trong cơ và sụn khớp: Đi bộ, đạp xe đạp, leo núi, bơi lội...

- Người bệnh phải kiểm soát cân nặng: Ăn uống tiết chế, giảm những thức ăn béo, ngọt, những chất giàu đạm, hạn chế việc tăng cân béo phì đột ngột để giảm áp lực lên các khớp xương. Trong bữa ăn hàng này nên chọn thực phẩm giàu calci: Sữa chua, đâu nành, ngũ cốc, cá hồi, súp lơ xanh, hoa quả… hoặc các loại thức ăn bổ sung đủ có chứa các loại vitamin và khoáng chất cho xương khớp như: Cá hồi, sữa, nước ép trái cây: bơ, chuối, nước dừa, hạnh nhân, khoai tây, thịt gia cầm… Tuy nhiên, cần hạn chế ăn nhiều dầu mỡ… Các thức ăn cũng cần cung cấp đầy đủ khoáng chất, vai trò kalo và điện giải, không gây hoạt động cơ bắp, não ít natri hoặc muối.

- Xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý, luyện tập nghĩ ngơi phù hợp khi lao động hoặc sinh hoạt cần tránh các tư thế không phù hợp hoặc quá mạnh đột ngột.


Tập luyện sớm, hàng ngày với các bài tập phù hợp giúp phòng ngừa thoái hóa khớp khá hiệu quả


- Uống bổ sung calci theo khuyến cáo và hướng dẫn của bác sỹ chuyên khoa hàng ngày. Nên dùng calci bổ sung vào buổi sáng, kết hợp với vận động để chống sỏi, vôi hóa xương khớp do thừa calci. Những người bất động lâu ngày hạ calci đường huyết.

BS. Lam khẳng định: "Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì vậy sự bảo vệ không cho bệnh tiến triển xấu hơn hoặc làm chậm sự thoái hóa của khớp là hoàn toàn cần thiết để mỗi người chăm sóc sức khỏe xương khớp nói riêng và cuộc sống thể chất và tinh thần khỏe mạnh".

Theo PGS.TS Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam, sử dụng các sản phẩm thực phẩm bổ sung, TPCN giúp phòng ngừa các bệnh lý xương khớp, hỗ trợ điều trị bệnh và phòng ngừa các biến chứng của bệnh.

thuychi
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp