Ngày An toàn người bệnh thế giới năm 2023

Lắng nghe người bệnh, người nhà chia sẻ trải nghiệm giúp bảo đảm dịch vụ khám chữa bệnh an toàn

Tôn vinh những đóng góp y tế - kinh tế của ngành thực phẩm chức năng

Khai mạc Triển lãm Y tế Quốc tế Việt Nam - Pharmedi Vietnam 2023

Việt Nam - Hoa Kỳ nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện

Y tế tuần: Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 có tân giám đốc

Dòng chảy Sức khỏe+: Bộ Y tế yêu cầu chấn chỉnh thái độ nhân viên y tế với người bệnh

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chọn 17/9 hàng năm là Ngày An toàn người bệnh thế giới. Mục tiêu của Ngày An toàn người bệnh thế giới là nâng cao nhận thức, sự tham gia của cộng đồng, nâng cao hiểu biết trên phạm vi toàn cầu và hướng tới sự đoàn kết hành động của các quốc gia thành viên để thúc đẩy an toàn và giảm thiểu tổn hại cho người bệnh.

Năm nay, với khẩu hiệu "Lắng nghe tiếng nói của người bệnh”, WHO kêu gọi tất cả các quốc gia xây dựng các hệ thống để hỗ trợ việc tham gia tích cực và trao quyền cho người bệnh, gia đình người bệnh và cộng đồng trong việc cung cấp dịch vụ y tế an toàn hơn. Giải pháp gồm cho phép người bệnh và người nhà người bệnh góp ý và chia sẻ các trải nghiệm về dịch vụ khám chữa bệnh, cả dịch vụ an toàn và chưa an toàn, cung cấp cơ sở để cải tiến chất lượng khám chữa bệnh.  

Mục tiêu của Ngày An toàn người bệnh thế giới 2023:

1. NÂNG CAO nhận thức toàn cầu về việc lắng nghe người bệnh, người nhà chia sẻ trải nghiệm và tâm tư của mình để bảo đảm dịch vụ khám chữa bệnh an toàn hơn.

2. THU HÚT sự quan tâm, lắng nghe của lãnh đạo các cấp, các nhân viên y tế, các đối tác y tế với hoạt động an toàn người bệnh.

3. BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƯỜI BỆNH là được tham gia vào việc chăm sóc sức khỏe, quá trình khám chữa bệnh của chính mình.

4. VẬN ĐỘNG thể chế hóa Kế hoạch Hành động toàn cầu về an toàn người bệnh giai đoạn 2021-2030.

Cuối tuần qua, Bộ Y tế tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh thế giới năm 2023. Những năm qua, Bộ Y tế đã triển khai nhiều hình thức “Lắng nghe tiếng nói, tâm tư của người bệnh”, từ xây dựng các kênh thu thập ý kiến người bệnh như: Đường dây nóng bệnh viện, hộp thư góp ý, hội đồng người bệnh. Bộ Y tế cũng thể chế hóa, ban hành nhiều văn bản hướng dẫn và quy định như đường dây nóng kết nối trực tiếp đến Bộ, tổ chức tiếp công dân trực tiếp do các Thứ trưởng, Vụ trưởng, Cục trưởng thường trực, thực hiện khảo sát hài lòng người bệnh thường quy, tiếp thu phản ánh của cơ quan báo chí truyền thông…

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn