- Chuyên đề:
- Kinh nghiệm nuôi con
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Cha mẹ cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ trong mùa Đông
Biện pháp thông mũi an toàn cho trẻ nhỏ
Phát hiện ra mối liên hệ giữa huyết áp và sức khỏe mắt ở trẻ nhỏ
Mẹo giảm đau họng, chữa viêm amidan hiệu quả cho trẻ nhỏ
Biện pháp khắc phục nấm miệng (tưa lưỡi) ở trẻ nhỏ
Giữ nhà cửa thoáng khí
Vì sợ trẻ bị nhiễm lạnh, nhiều phụ huynh đóng kín cửa phòng, cửa nhà trong mùa Đông. Tuy nhiên, thói quen này có thể khiến mầm bệnh trong không khí đọng trong nhà. Khi có ánh nắng mặt trời, cha mẹ nên mở cửa sổ trong nhà để không khí lưu thông. Đặc biệt, ánh nắng mặt trời có tác dụng tiêu diệt virus gây bệnh đường hô hấp, trong đó có virus corona gây dịch viêm đường hô hấp cấp (Covid-19).
Tiêm chủng đầy đủ
Từ lúc sinh ra đến khi tròn 1 tuổi là giai đoạn sức đề kháng của trẻ còn kém, rất dễ mắc hàng loạt bệnh nguy hiểm với nguy cơ biến chứng cao. Do đó, để chủ động bảo vệ trẻ trước dịch bệnh mùa Đông, cha mẹ cần đưa trẻ đến các trung tâm y tế để tiêm chủng đầy đủ.
Phụ huynh cần cho con đi tiêm đúng theo lịch tiêm chủng dành cho tuổi của trẻ
Trẻ trên 6 tháng tuổi có thể tiêm vaccine phòng cúm và tiêm nhắc lại hàng năm hoặc vào đầu các mùa có nguy cơ bùng phát dịch. Trẻ được tiêm phòng đầy đủ được bảo vệ trước các bệnh ho gà, sởi – rubella, viêm màng não, quai bị, uốn ván và nhiều bệnh nguy hiểm khác.
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Trẻ có sức đề kháng tốt sẽ chống chọi tốt hơn với thời tiết mùa Đông. Vitamin D là vi chất có vai trò quan trọng với hệ miễn dịch. Cách đơn giản nhất để bổ sung vitamin D là thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (tốt nhất là trong khoảng từ 6 - 9 giờ sáng). Để bổ sung vitamin D cho trẻ một cách tự nhiên, cha mẹ cần cho trẻ chơi đùa, hoạt động ngoài ánh nắng mặt trời ít nhất 20 phút/ngày.
Giữ vệ sinh tay và các bề mặt trong nhà
Từ khi dịch Covid-19 xuất hiện, việc rửa tay đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Cha mẹ cần kiên trì rèn cho trẻ thói quen rửa tay sạch sẽ trong những tháng mùa Đông để ngăn chặn các bệnh lây nhiễm qua virus.
Ngoài ra, cha mẹ cũng cần vệ sinh những đồ vật thường tiếp xúc như tay nắm cửa, các bề mặt vật dụng trong nhà, bàn ăn, đồ chơi của trẻ… bằng các dung dịch diệt khuẩn.
Hạn chế cho trẻ ngậm núm vú cao su
Sau 6 tháng tuổi, trẻ nên bỏ ngậm núm vú giả
Nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ thường xuyên dùng núm vú giả, hay ti giả có nguy cơ bị nhiễm trùng tai. Đặc biệt, trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo tiếp xúc với bạn bè thường xuyên có nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn từ núm vú giả. Ngoài ra, thói quen mút núm giả còn gây áp lực với tai trong của trẻ.
Dù việc cho trẻ "cai" núm vú giả có thể khó khăn vào thời gian đầu, cha mẹ nên kiên trì tập trẻ bỏ núm vú giả. Núm vú giả cũng cần được tiệt trùng thường xuyên, trước và sau khi trẻ sử dụng.
Dạy trẻ không ngoáy mũi
Thói quen ngoáy mũi không chỉ mất vệ sinh mà còn có thể dẫn đến nhiễm trùng và chảy máu mũi. Chất nhày trong mũi có nhiệm vụ ngăn cản vi khuẩn, mầm bệnh đi vào hệ hô hấp của chúng ta. Với trẻ nhỏ có thói quen ngoáy mũi, trẻ có thể đưa ngón tay lên mắt, vào miệng, khiến vi khuẩn có khả năng xâm nhập vào cơ thể.
Đối với trẻ 2-3 tuổi, cha mẹ có thể giải thích cho trẻ về những vi khuẩn gây hại trong gỉ mũi của trẻ, giúp trẻ hạn chế tật ngoáy mũi.
Nếu gia đình bạn vừa đón chào "thành viên mới", hãy dạy trẻ lớn hôn em mình lên trán thay vì lên miệng, lên mặt. Thói quen hôn trán sẽ giảm thiểu khả năng lây truyền virus giữa các bé, đặc biệt là khi trẻ lớn bị ho, chảy nước mũi.
Bình luận của bạn