Biện pháp khắc phục nấm miệng (tưa lưỡi) ở trẻ nhỏ

Nấm miệng giống như cặn sữa trên lưỡi, hai bên má của trẻ

Gợi ý 6 cách vệ sinh và làm trắng răng tự nhiên

Mẹ đã biết chăm sóc răng miệng cho con khi răng mọc chưa?

Video: Dấu hiệu trẻ mọc răng mẹ nên biết

Thứ tự mọc răng của trẻ: Mẹ cần biết để khỏi thấp thỏm đợi chờ

Hầu hết, cơ thể chúng ta đều có nấm Candida albicans. Chúng hoạt động như một loại lợi khuẩn tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, tình trạng nhiễm trùng khiến nấm Candida albicans phát triển và nhân lên quá giới hạn, gây ra bệnh nấm miệng.

Bệnh tưa miệng khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Bệnh này có thể lây truyền qua việc cho con bú hoặc hôn trẻ. Một số trường hợp sẽ tự khỏi sau vài ngày nhưng có những trường hợp cần can thiệp y tế. Bệnh nấm miệng khiến trẻ khó chịu, đau đớn, quấy khóc khi bú và mất cảm giác ngon miệng. Các mảng nấm miệng ở trẻ giống như cặn sữa, xuất hiện ở lưỡi và hai bên má.

Nứt ở khóe miệng là một triệu chứng khác của bệnh nấm miệng ở trẻ, gây đau đớn khi em bé ngậm vú mẹ hoặc núm vú của bình sữa.

Trong trường hợp cần can thiệp y tế, bác sỹ sẽ kê đơn thuốc chống nấm miệng, bôi trực tiếp lên lưỡi và bên trong má. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây để giảm bớt sự khó chịu, đau đớn của bé. Trước khi sử dụng bất kỳ hình thức điều trị nào, bạn cần tham khảo ý kiến ​​bác sỹ nhi khoa để đảm bảo an toàn cho bé.

Sữa chua không đường

Mẹ có thể cho bé ăn sữa chua không đường để hỗ trợ điều trị bệnh nấm miệng. Mặc dù, sữa chua không thể tiêu diệt nấm Candida albicans nhưng có thể cân bằng hệ lợi khuẩn trong khoang miệng của bé. Chỉ cho trẻ ăn sữa chua không đường khi bé đủ tuổi ăn dặm.

Hạn chế ăn đường

Nếu bạn là một bà mẹ cho con bú, hãy cố gắng hạn chế lượng đường của chính bạn. Các nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh mối liên hệ giữa glucose và sự phát triển của candida ở nước bọt trong khoang miệng. Người mẹ có thể hạn chế ăn đường sẽ giúp giảm lượng glucose trong sữa, do đó kiểm soát bệnh miệng tưa ở trẻ.

Nấm miệng khiến trẻ đau đớn, quấy khóc, biếng ăn

Điều trị nấm miệng của người mẹ

Nguyên nhân cơ bản gây ra bệnh nấm miệng ở trẻ bắt nguồn từ chính người mẹ đang cho con bú. Một nghiên cứu cho thấy nấm Candida có mặt trong miệng của 34,55% trẻ được bú mẹ hoàn toàn. Candida được tìm thấy trong miệng của 66,67% trẻ bú bình đúng cách.

Người mẹ có thể vô tình lây truyền nấm miệng cho bé khi cho con bú. Nghiên cứu tương tự cho thấy Candida xuấn hiện trên ngực của 34,55% phụ nữ cho con bú. Nghiên cứu nhấn mạnh sự xuất hiện rộng rãi của nấm Candida trên vú của các bà mẹ đang cho con bú, khoang miệng của trẻ.

Trong thời kỳ cho con bú, nếu mẹ cảm thấy đau nhức, khó chịu ở núm vú thì bạn nên đi khám bác sỹ về bệnh nấm candida và điều trị kịp thời.

Mẹ cần vệ sinh các dụng cụ ăn uống của trẻ để ngăn vi khuẩn phát triển

Duy trì vệ sinh đồ dùng của bé

Các mẹ cần đảm bảo mọi thứ tiếp xúc với em bé đều được vệ sinh sạch sẽ. Làm sạch núm vú bình sữa, núm vú giả trước và sau khi bé sử dụng, không cho bé đưa ngón tay, đồ chơi vào miệng.

Hệ thống miễn dịch của trẻ đang phát triển. Do đó, các trường hợp mắc bệnh tưa miệng ở trẻ nhỏ khá phổ biến nhưng chúng thường giảm dần và tự biến mất trong vài ngày.

Phạm Mơ H+ (Theo Boldsky)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ