Dùng giấm táo thế nào mới trị mụn hiệu quả?

Nên chọn giấm táo nguyên chất để trị mụn hiệu quả

“Cạm bẫy” khi làm đẹp tại gia với trứng, quế, chanh và giấm táo

Giấm táo có lợi cho sức khỏe của bạn thế nào?

Giấm táo giúp giảm bệnh gout hiệu quả, bạn đã biết chưa?

Thực phẩm nhuận tràng giúp tăng cường sức khỏe đường ruột

Giấm táo rất giàu acid hữu cơ và được chứng minh là có hiệu quả trong việc chống lại vi khuẩn gây mụn. Một lợi thế nữa của giấm táo là nó cũng có hiệu quả trong việc loại bỏ sẹo mụn. Thực tế, acid acetic có trong giấm táo đã được sử dụng cho mục đích y học từ thời cổ đại.

Giấm táo cũng chứa các vitamin và khoáng chất cần thiết để dưỡng da khỏe mạnh. Những chất dinh dưỡng này bao gồm vitamin C, B1, B2, B6, pectin, biotin, acid folic, niacin, acid pantothenic, kali, natri, phospho, calci, sắt và acid malic. Trong đó, acid malic là một acid alpha hydroxy tự nhiên được sử dụng trong chăm sóc da để cải thiện độ mịn màng, làm đều màu da, tẩy tế bào chết, loại bỏ các tế bào da chết, giữ nước, giảm nếp nhăn và làm giảm mụn trứng cá.

Cách đơn giản nhất để sử dụng giấm táo trị mụn trứng cá là thấm giấm táo nguyên chất bằng bông gòn rồi chấm lên các đốm mụn, để khô tự nhiên.

Ngoài ra, để tăng hiệu quả trị mụn và sẹo mụn, bạn có thể kết hợp giấm táo với các thành phần tự nhiên sau:

1. Giấm táo + nước hoa hồng

Chuẩn bị: 1 thìa canh giấm táo nguyên chất chưa lọc, 1 thìa canh nước hoa hồng

Cách làm: Trộn các thành phần với nhau, dùng tăm bông thấm hỗn hợp này để chấm lên mụn. Để khô trong 1 - 2 tiếng. Sau đó, rửa sạch bằng nước và vỗ nhẹ nhàng lên da mặt cho da khô hoàn toàn.

Nước hoa hồng có thể làm sạch và giúp da săn chắc. Nó chứa phenolic chống oxy hóa, thu nhặt gốc tự do, kháng khuẩn, chống viêm và chữa lành vết thương. Mùi hương hoa hồng dễ chịu cũng hữu ích trong việc chống lại mùi hăng của giấm táo.

2. Giấm táo + mật ong

Chuẩn bị: Giấm táo nguyên chất chưa lọc và mật ong nguyên chất (tỷ lệ 1:1)

Cách làm: Trộn các thành phần với nhau, dùng tăm bông thấm hỗn hợp này để chấm lên mụn. Để khô trong 30 phút. Sau đó rửa sạch và lau khô mặt.

Mật ong nổi tiếng với đặc tính chống vi khuẩn và khử trùng tự nhiên. Nó cũng có tính chất dưỡng ẩm rất tốt cho da khô. Flavonoid và acid phenolic trong mật ong thúc đẩy làm đều màu da, có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, ức chế hoạt động của vi khuẩn gây mụn trên da.

3. Giấm táo + nước chanh

Chuẩn bị: 1 thìa cà phê nước cốt chanh, 1 thìa cà phê giấm táo nguyên chất chưa lọc

Cách làm: Trộn các thành phần với nhau, dùng tăm bông thấm hỗn hợp này để chấm lên mụn. Để qua đêm. Sau đó rửa sạch và lau khô mặt.

Nước chanh được cho là một chất làm se da tự nhiên, giúp chống lại mụn trứng cá bằng cách se khít lỗ chân lông trên da. Do tính chất acid, nước chanh cũng được sử dụng như một chất kháng khuẩn và khử trùng. Nó cũng có thể giúp giảm sẹo.

Vitamin C trong nước chanh hỗ trợ làm sáng da, tăng cường lưu thông, chống oxy hóa và chống viêm.

Lưu ý: Nhỏ một chút hỗn hợp chanh và giấm táo lên da tay để kiểm tra kích ứng da trước khi sử dụng.

Xem tiếp cách sử dụng giấm táo trị mụn 


4. Giấm táo + baking soda

Chuẩn bị: 1 thìa canh giấm táo nguyên chất chưa lọc, 1 thìa canh baking soda

Cách làm: Trộn các thành phần với nhau, dùng tăm bông thấm hỗn hợp này để chấm lên mụn. Để khô trong 15 - 20 phút. Sau đó rửa sạch, lau khô mặt và thoa kem dưỡng ẩm.

Baking soda giúp chống lại mụn trứng cá bằng cách loại bỏ dầu thừa và da chết có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Nó có đặc tính chống viêm, giảm ngứa và giảm đỏ da. Với tính kiềm, nó giúp làm dịu da và duy trì cân bằng pH.

Lưu ý: Sử dụng baking soda lên da tay để kiểm tra kích ứng da trước khi sử dụng.

5. Giấm táo + nghệ

Chuẩn bị: Giấm táo nguyên chất chưa lọc, bột nghệ (tỷ lệ 1:1)

Cách làm: Trộn các thành phần với nhau, dùng tăm bông thấm hỗn hợp này để chấm lên mụn. Để khô trong 15 - 20 phút. Sau đó rửa sạch, lau khô mặt và thoa kem dưỡng ẩm. Áp dụng 1 lần/tuần.

Củ nghệ có tính sát trùng, chống lại vi khuẩn có thể gây đỏ và viêm da. Nó cũng giảm sẹo mụn hiệu quả. Curcumin trong củ nghệ có thể giảm kích ứng da, lão hóa sớm và giảm mụn.

6. Giấm táo + dầu tràm trà

Chuẩn bị: 1 - 2 thìa canh giấm táo nguyên chất chưa lọc, vài giọt dầu tràm trà.

Cách làm: Trộn các thành phần với nhau, dùng tăm bông thấm hỗn hợp này để chấm lên mụn. Để qua đêm. Sau đó rửa sạch và lau khô mặt.

Dầu tràm trà có lợi trong việc chống mịn trứng cá vì nó có tính kháng khuẩn tự nhiên, làm sạch lỗ chân lông, khử trùng da, giảm đau và ngứa.

7. Giấm táo + gel lô hội (nha đam)

Chuẩn bị: Giấm táo nguyên chất chưa lọc, gel lô hội (tỷ lệ 1:1)

Cách làm: Trộn các thành phần với nhau, dùng tăm bông thấm hỗn hợp này để chấm lên mụn. Để khô trong 15 - 20 phút. Sau đó rửa sạch và lau khô mặt.

Gel lô hội chứa các hợp chất bao gồm mannan, polysacarit, lectin và anthraquinone kết hợp với 18 acid amin để mang lại nhiều lợi ích cho làn da, bao gòm: Giảm viêm, giảm ngứa, hấp thụ dầu thừa, làm sạch da, làm sáng tông màu da và giúp xóa sẹo.

8. Giấm táo + quế

Chuẩn bị: Giấm táo nguyên chất chưa lọc, bột quế (tỷ lệ 1:1)

Cách làm: Trộn các thành phần với nhau, dùng tăm bông thấm hỗn hợp này để chấm lên mụn. Để khô trong 15 - 20 phút. Sau đó rửa sạch và lau khô mặt.

Quế có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm giúp điều trị một loạt các vấn đề về da, bao gồm mụn trứng cá, chàm và nhiễm trùng da đầu.

Quế cũng rất giàu chất chống oxy hóa và do đó giúp ngăn ngừa tác hại của các chất ô nhiễm môi trường và vi khuẩn trên da.

Lưu ý: Thử quế lên da tay để kiểm tra kích ứng da trước khi sử dụng.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp