Đăng ảnh trẻ lên mạng có thể tạo cơ hội cho tội phạm xâm hại trẻ em
Hãy bảo vệ trẻ khỏi những kẻ "Ấu dâm bệnh hoạn"
WHO: Gần 32 triệu trẻ em bị khiếm thính trên toàn thế giới
B&W Child: Ấn tượng 20 bức ảnh đen trắng về trẻ em
Yoga cho trẻ em: Tăng chiều cao và tính tập trung
Ngày 29/4, Văn phòng Chủ tịch nước công bố Luật trẻ em 2016, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Hồng Lan cho biết luật này tạo ra khuôn khổ pháp lý với những quy định đổi mới về quyền, bổn phận của trẻ em; Nguyên tắc, biện pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em; Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em.
Trong đó, Điều 6 có quy định 15 hành vi nghiêm cấm đối với trẻ em, thể hiện quyền của trẻ em đang được bảo vệ toàn diện hơn. Luật vẫn giữ nguyên khái niệm “trẻ em là người dưới 16 tuổi”, nhưng không giới hạn trẻ em là công dân Việt Nam nữa, mà đối tượng áp dụng bao gồm cả trẻ em là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam. Một số khái niệm về phát triển toàn diện của trẻ em, chăm sóc thay thế, xâm hại trẻ em, xâm hại tình dục trẻ em, giám sát việc thực hiện quyền trẻ em theo ý kiến, nguyện vọng của trẻ em được làm rõ.
Luật quy định rõ những hành vi bị nghiêm cấm như tước đoạt quyền sống của trẻ em; Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em; Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em; Cản trở trẻ em thực hiện quyền và bổn phận của mình...
Điểm đáng chú ý tại Điều 6 là nghiêm cấm công bố tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em (từ 7 tuổi trở lên) hoặc không được sự đồng ý của bố mẹ, người giám hộ. Theo Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Hồng Lan, mỗi công dân có quyền về đời sống riêng tư theo Hiến pháp, trẻ em cũng nằm trong số đó. Việc sử dụng hình ảnh trẻ em dù vô tình hay cố ý đưa lên môi trường mạng, nhất là facebook có thể dẫn đến lợi dụng, lạm dụng, xâm hại trẻ em. Tuy nhiên, vì bố mẹ và người giám hộ có thể vô tình trong việc sử dụng hình ảnh trẻ em, đưa lên mạng internet, nên luật đã quy định rõ trách nhiệm bảo vệ trẻ em trong môi trường mạng.
Theo quy định của luật, cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và các thành viên trong gia đình có trách nhiệm bảo đảm để trẻ em thực hiện được quyền bí mật đời sống riêng tư của mình, trừ trường hợp cần thiết để bảo vệ trẻ em và vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
Để trẻ em có thể tự do phát triển lành mạnh, trên luật pháp, các em đang được bảo vệ một cách toàn diện hơn, tuy nhiên, để thực hiện tốt những điều này, quan trọng hơn cả cần có sự chung tay thực hiện của mọi người và toàn xã hội.
Bình luận của bạn