Đau bụng là một triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt
Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt – Vì đâu nên nỗi?
6 dấu hiệu bất thường của hội chứng tiền kinh nguyệt cần chú ý
Giảm khó chịu trước kỳ kinh nguyệt nên ăn và không ăn gì?
Vì sao phụ nữ "mưa nắng thất thường" trước mỗi kỳ đèn đỏ?
Hội chứng tiền kinh nguyệt là những biểu hiện khó chịu gặp ở các chị em phụ nữ trước mỗi kỳ kinh nguyệt (7 - 8 ngày).
Những triệu chứng như căng đau ở ngực, nhức đầu, chóng mặt, khó thở, nổi mụn, đầy bụng, đau bụng kinh, buồn nôn, thay đổi tâm trạng… tuy không nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu cho người mắc. Song, bạn có thể giảm bớt những triệu chứng này bằng một số biện pháp đơn giản.
Trầm cảm, căng thẳng
Theo Sherry Ross, bác sỹ sản phụ khoa, chuyên gia của tạp chí Women's Health, “phụ nữ trải qua nhiều căng thẳng, áp lực, lo âu hoặc những người thừa cân có thể nhạy cảm hơn với những tác động của PMS”. Nếu những rối loạn về cảm xúc nghiêm trọng này tiếp tục sau chu kỳ hoặc kéo dài hơn 2 tuần trước đó, đó có thể là dấu hiệu lâm sàng của bệnh trầm cảm và bạn cần đi khám sớm.
Lo âu, trầm cảm có thể do thiếu calci, vitamin B6...
Thiếu calci: Thiếu dinh dưỡng có thể góp phần dẫn đến thay đổi tâm trạng. Một nghiên cứu chỉ ra rằng những phụ nữ bổ sung calci cảm thấy ít trầm cảm, mệt mỏi tiền kinh nguyệt hơn. Bạn có thể bổ sung calci từ thực phẩm chức năng hoặc các loại thực phẩm khác như hạt mè, cá mòi, cá hồi…
Thiếu vitamin B6: Vitamin B6 có thể làm tăng nồng độ progesterone và giảm quá trình sản xuất estrogen. Điều này dễ dẫn đến thay đổi tâm trạng, lo âu, thậm chí là chuột rút… Vitamin B6 có nhiều trong thịt gà, hạt hướng dương…
Lười tập thể dục: Tập thể dục đóng một vai trò quan trọng trong việc hạn chế căng thẳng. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy chậm chạp, uể oải, bạn càng cần vận động nhiều hơn. Nếu bạn muốn tập bài tập có cường độ vừa phải và vừa giúp giảm bớt đau, yoga là một lựa chọn lý tưởng.
Chuột rút
Thiếu calci: Ngoài thay đổi tâm trạng, thiếu calci cũng khiến tình trạng chuột rút trầm trọng hơn. Ross khuyên bạn nên bổ sung ít nhất 1000mg/ngày để giảm đau.
Uống nhiều rượu: Do rượu dẫn đến tình trạng mất nước và làm giảm nồng độ magne. Uống quá nhiều rượu có thể làm trầm trọng hơn tình trạng chuột rút.
Đầy hơi
Mất nước: Cơ thể của bạn thường giữ lại nhiều nước nếu bạn không uống đủ. Do đó, nên uống từ 1,8 – 2 lít nước/ngày và ăn các loại thực phẩm nhiều nước như quả mọng, dưa vàng, dưa hấu, dưa chuột, cần tây, rau diếp… Trà xanh cũng có thể được dùng để ngăn ngừa đầy hơi.
Ăn vặt quá nhiều: Thực phẩm “rác” chứa nhiều đường và muối có thể dẫn đến tình trạng đầy bụng, Ross cho hay. Do đó, bạn nên hạn chế ăn vặt trước chu kỳ kinh nguyệt.
Ăn nhiều thực phẩm gây xì hơi: Nếu đầy bụng, xì hơi là một vấn đề đối với bạn, bạn nên cắt giảm các loại đậu, bắp cải, súp lơ xanh, táo... Các loại protein nạc giống như cá, gà, ngũ cốc nguyên hạt có thể ngăn chặn tình trạng này.
Các loại đậu dễ gây xì hơi
Thiếu magne: Magne có thể giữ cho điện trong cơ thể bạn cân bằng. Bạn có thể nhận được magne từ các loại rau lá xanh nấu chín…
Bình luận của bạn