Trẻ mút tay rước ngay bệnh vào người!

Mút ngón tay là thói quen xấu và ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ

Đừng để trẻ vẩu vì mút tay!

Tật mút tay ở trẻ... chớ coi thường!

Bé 20 tháng có thể tẩy giun không?

Con đường luẩn quẩn của stress và đái tháo đường

Gây các bệnh truyền nhiễm

Thói quen này của bé sẽ làm tăng nguy cơ bị lây các bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm qua đường tay vào miệng của bé như: bệnh tay chân miệng, bệnh cúm, bệnh thủy đậu, nhiễm giun.

Đặc biệt khi trẻ đưa tay vào miệng, tay bé do nghịch ngợm và cầm nắm nhiều đồ vật nên  dù có rửa tay rồi trẻ vẫn sẽ nhiễm rất nhiều vi trùng, virus, trứng giun sán... Trong khi đó, đường ruột còn yếu nên trẻ dễ bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá,  tăng nguy cơ nhiễm giun sán, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm.

Gây viêm da mủ ở tay

Khi bé đến độ tuổi mọc răng, bé rất thích được ngậm hay nhai ngón tay để làm giảm những cơn ngứa lợi của bé. Vì thế bé rất thích được ngậm ngón tay liên tục, thậm chí nhai hoặc dùng lưỡi đẩy có thể gây ra một số tổn thương ở da ngón tay như da ngón tay bị nứt đi nứt lại, thậm chí lở loét, sẽ tạo điều kiện cho vi trùng bên ngoài xâm nhập vào dưới da sẽ gây viêm da mủ.

Gây tổn thương răng và hàm

Khi trẻ lớn ở độ tuổi từ 5 đến 6 tuổi, răng của bé lúc này đã hình thành. nếu bé có tật mút tay ở độ tuổi này sẽ khiến răng và hàm của bé bị đẩy ra ngoài gây nguy cơ bị móm, lệch khớp cắn và khó phát âm.

Về mặt tâm lý, mút ngón tay thường được xem là biểu hiện của sự xấu hổ, thiếu tự tin và bị các bạn bè chú ý trêu ghẹo, gây mặc cảm cho trẻ khi đến trường.

Biến dạng xương ngón tay

mút tay nhiều, lâu và dùng lực mạnh không chỉ làm bẹp đầu ngón tay, mà còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của xương tay, khiến tay của bé bị teo nhỏ lại.

Trẻ dễ bị nôn trớ khi ăn

Trẻ ngậm ngón tay quá sâu khiến trẻ dễ bị nôn trớ, nhất là sau khi ăn uống. Để tình trạng này kéo dài, trẻ dễ bị suy dinh dưỡng anh hưởng đến sự phát triển cả về thể lực và trí tuệ.

Để giúp bé từ bỏ thói quen mút tay, các bậc cha mẹ hãy cùng tham khảo một số cách dưới đây:

Ngay khi bé định đưa ngón tay lên miệng, bạn thử đánh lạc hướng bé, bằng cách chơi cùng bé để cho bé hoạt động bằng cả 2 tay; Dùng các dụng cụ hỗ trợ như các đồ chơi bằng nhựa cho con gặm bằng các chất liệu silicon để cho bé chơi.

Nếu bé đã nhận thức được thì mẹ nên quấn băng dính vào ngón tay mà bé hay mút, nhắc bé đây là hành vi không được phép.

Dùng các dung dịch bôi vào tay để ngăn ngừa chứng mút tay vô thức ở trẻ.

Ngoài ra mẹ cũng cần thường xuyên rửa tay sạch, cắt móng tay, vệ sinh da để tránh lây bệnh. Đặc biệt là cha mẹ không nên quở mắng, đánh tay, hạn chế việc mút tay của trẻ, vì như thế sẽ càng khiến trẻ mút tay nhiều hơn, dễ biến việc mút tay trở thành một sở thích.

Khánh Hương H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ