- Chuyên đề:
- Món ngon mỗi ngày
Bà nội trợ cũng có thể tạo các hình dáng khác cho đĩa xôi để lôi kéo lũ trẻ cùng thưởng thức (ảnh minh họa)
Nghiên cứu mới: Mạch máu của phụ nữ lão hóa nhanh hơn nam giới
Vì sao bạn nên uống nước chanh hàng ngày, đặc biệt trong mùa dịch?
Video: Bệnh viện dã chiến chống dịch nCoV ở Vũ Hán trông như thế nào?
Nấu canh tôm thực dưỡng tăng đề kháng cho cả gia đình
Quả gấc rất quen thuộc với người dân Việt Nam và được trồng nhiều ở nước ta. Không chỉ là thứ quả dùng để chế biến các món ăn ngon, đẹp mắt, mà gấc còn có những công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người như: phòng chống ung thư, giảm cholesterol, nâng cao hệ thống miễn dịch và chống lão hóa, tăng cường thị lực và làm đẹp da,…. Đây là loại quả giàu vitamin, đặc biệt là tinh chất Curcumin trong dầu gấc, được coi là quý giá, beta-caroten chứa trong màng của quả gấc. Vì thế người ta thường ví trái gấc là loại quả đến từ thiên đường và là thần dược cho sức khỏe.
Vào đầu năm mới, nhất là dịp Rằm tháng Giêng – Ngày trăng tròn đầu tiên của năm, nhà nào cũng có ít nhất một đĩa xôi gấc thật đỏ, bày trên ban thờ hoặc mâm cỗ cúng gia tiên để cầu mong được nhận lộc đỏ và may mắn suốt năm.
Gạo nếp dùng để nấu xôi gấc thường là nếp cái hoa vàng – loại nếp đặc trưng nổi tiếng của vùng đồng bằng Bắc Bộ, hạt trắng đều, thơm ngon và rất dẻo. Khi muốn nấu xôi, gạo nếp sẽ được vo sạch, ngâm trong nước khoảng 6-7 tiếng, rồi đổ ra rá to, để ráo.
Gấc chọn quả đã chín mềm tay, nhưng không phải là quá chín vì màu lên sẽ xỉn và không thơm, bổ đôi ra thấy hạt gấc đỏ tươi, nhiều thịt, thành quả gấc có cùi màu vàng là chắc chắn nấu xôi sẽ rất ngon. Dùng thìa gạt hết hạt và thịt gấc vào một bát to, nạo thêm một ít cùi vàng ở thành quả gấc để tạo vị béo ngậy tự nhiên cho món xôi, rồi cho khoảng 2 thìa rượu trắng, vài hạt muối vào bát, trộn đánh đều với thịt gấc thật nhuyễn, màu gấc lúc này sẽ lên màu đỏ rực rỡ hẳn và dậy mùi thơm.
Khi rá gạo nếp đã ráo nước, hạt nở tròn to và trắng ngần, thì đổ toàn bộ thịt gấc vừa đánh vào rá, dùng tay vừa trộn vừa bóp nhẹ cho thịt gấc đỏ đều với hạt gạo, trong quá trình này có thể thêm vài hạt muối vào trộn cùng để xôi nấu xong được đậm vị. Bắc chõ lên bếp để chuẩn bị đồ xôi, đổ gạo đã trộn vào chõ, đồ trong khoảng 30 phút, thỉnh thoảng phải mở vung, lấy đũa đánh nhẹ để xôi chín đều, tránh để nước trên nắp chảy vào xôi khiến xôi bị nát, không ngon.
Xôi chín sẽ tỏa hương thơm ngào ngạt. Sau khi tắt bếp, cần nhanh tay rắc đường kính trắng vào xôi, lượng đường cho vào là tùy theo khẩu vị của mỗi nhà thích ngọt thanh hay ngọt đậm, trộn thật đều. Đồ lại chõ xôi thêm khoảng 5 phút nữa, bắc ra thì rưới ít dầu vừng vào xôi, xới nhẹ tay cho đều, hạt xôi bóng lên, trông rất hấp dẫn.
Nếu nhà có khuôn, người nội trợ có thể đơm xôi vào khuôn đã xoa 1 lớp dầu mỏng, nén vừa tay rồi đưa vào đĩa, còn không có khuôn thì chọn một bát to tròn để nén xôi cũng rất hợp lý. Không nên nén quá chặt khiến xôi bị bết lại, mà nếu nén lỏng thì lúc đưa ra đĩa là xôi sẽ nứt ngay, không đẹp.
Đĩa xôi gấc được bày ra có màu đỏ óng ả, ngát hương thơm, khi trân trọng bày lên ban thờ đã thấy tâm mình được nhẹ nhõm, trong lòng thấy vui tươi, phấn khởi lạ lùng. Đợi hết tuần hương, con cháu quây quầy quanh mâm cỗ, hớn hở vì sẽ được thụ lộc đỏ cho may mắn cả năm.
Miếng xôi gấc nhai trong miệng sao mà ngọt ngào, dẻo thơm đến vậy.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Món ngon - Nhà hàng
Bình luận của bạn