Trẻ rất dễ bị thiếu hụt một số vi chất quan trọng
cách giúp trẻ hết táo bón?
5 thực phẩm nên ăn để phòng ngừa táo bón
Bổ sung chất béo cho trẻ đúng cách
6 điều cần biết khi bổ sung canxi cho trẻ
Calci
Calci có vai trò quan trọng đối với sự phát triển chiều cao và sức khỏe xương ở trẻ em. Trẻ càng lớn, nhu cầu calci càng tăng lên. Cha mẹ cần chú ý để bổ sung đúng lượng calci cho trẻ. Nếu bị thiếu calci lâu ngày, trẻ sẽ bị còi xương, chậm lớn và những bệnh lý khác.
Calci có thể được nạp vào cơ thể qua các bữa ăn hàng ngày thông qua một số loại thực phẩm ngoài sữa như: hải sản gồm tôm, cua, sò, cá... các loại rau gồm rau diếp, bắp cải, cải xoăn, cần tây… giúp tăng cường sức khỏe xương.
Kali
Kali đảm bảo chức năng tim bình thường và ổn định cơ bắp, duy trì sự cân bằng chất lỏng, tham gia sản xuất năng lượng, và thúc đẩy xương chắc khoẻ. Trẻ em có thói quen ăn các loại thực phẩm chứa nhiều kali sẽ có huyết áp ổn định. Tuy nhiên, không phải trẻ em nào cũng được cung cấp đủ lượng kali cho cơ thể.
Nên tăng cường kali cho con từ các loại trái cây và rau quả
Cha mẹ nên tăng cường kali cho con từ các loại trái cây và rau quả, thực phẩm từ sữa, thịt và hải sản... Nói chung, thực phẩm càng chế biến nhiều lần thì lượng kali càng thấp hơn. Để giúp con bạn có đủ kali, hãy khuyến khích con ăn ít nhất một loại rau quả ở mỗi bữa ăn và để con có một chế độ ăn uống cân bằng.
Chất xơ
Từ 1 tuổi trở lên, chất xơ rất cần thiết cho việc vận hành đường ruột ở trẻ. Trẻ có chế độ dinh dưỡng thiếu chất này thường bị táo bón, đi vệ sinh bị đau và chịu các chứng co cứng vùng bụng dưới, khiến trẻ sợ đại tiện.
Bổ sung chất xơ cho trẻ thông qua các loại rau củ quả
Mẹ hãy bắt đầu một ngày mới bằng việc cho trẻ ăn các sản phẩm ngũ cốc giàu chất xơ. Các bữa ăn phụ, ăn vặt, hãy chọn các trái cây theo mùa, hoa quả khô như nho, mơ, táo và lê. Tránh tăng đột ngột lượng chất xơ vào trong chế độ dinh dưỡng, mà cần tăng từ từ và không quên cho trẻ uống đủ nước.
Sắt
Sắt quan trọng cho sự phát triển của não bộ - nghiên cứu cho thấy sự thiếu hụt khoáng chất này có thể dẫn đến khiếm khuyết trong tư duy và vận động của trẻ.
Thực phẩm bổ sung sắt
Thịt và cá là nguồn cung cấp sắt tự nhiên, bạn có thể cho bé ăn thêm thịt bò và cá. Một số nguồn cung cấp sắt khác gồm có: quả bơ, khoai tây, bông cải xanh, trứng, đậu nành và rau cải bó xôi.
Vitamin E
Vitamin E cũng là dưỡng chất quan trọng vì có thể giúp phòng và điều trị các chứng bệnh về tim mạch, bệnh liên quan đến nhiễm trùng. Bên cạnh đó, vitamin E còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và tái tạo làn da bị tổn thương.
Hàm lượng vitamin E cần thiết cho trẻ hàng ngày là 4-5 mg, giai đoạn đầu ở tuổi thanh thiếu niên là 11mg/ngày và từ 14 tuổi trở lên là 15 mg/ngày. Nguồn thực phẩm giàu vitamin E có trong các loại đậu, giá đỗ, hạt hướng dương, đậu phộng, kiwi, bông cải xanh, dầu oliu.
Bình luận của bạn