Tôm - nhiều dưỡng chất, nhưng...
Tôm chứa DHA tăng cường sự phát triển trí tuệ và thị lực của bé.
Trong tôm có nhiều vitamin B12, acid béo Omega 3 góp phần tạo nên sự bền vững của thành mạch máu. Tuy nhiên, cho bé ăn tôm quá nhiều và liên tục có thể làm tăng 7% Cholesterol xấu, 12% Cholesterol tốt và giảm 13% lượng chất béo có hại.
Tôm là một trong những loại thực phẩm gây dị ứng cao. Mẹ chỉ nên cho con ăn thử ít một để xem phản ứng trước khi đưa tôm vào thực đơn hàng ngày của con. |
Tôm chứa DHA tăng cường sự phát triển trí tuệ và thị lực của bé. So với những loại cá có thể
chứa lượng thủy ngân cao như cá kiếm, cá ngừ đại dương... tôm thật sự là thức ăn an toàn cho bé.
100g tôm cung cấp năng lượng cho cơ thể mỗi ngày, giúp não bộ bé xử lý thông tin nhanh và linh
hoạt.
Khi chọn mua tôm cho bé, bạn nên mua loại tôm đồng, đó là loại tôm tự nhiên. Tôm nuôi thường
có dư lượng kháng sinh cao, không tốt cho bé. Ngoài ra, với loại tôm đồng, bạn có thể chế biến cho
bé ăn cả vỏ bằng cách rửa sạch, bỏ đầu và đuôi, bỏ phần phân ở đầu tôm sau đó đem luộc hoặc
hấp, để nguội, xay nhuyễn rồi nấu bột hoặc cháo cho bé ăn. Đó là nguồn cung cấp calci dồi dào cho
bé. Mẹ cũng không sợ bé bị hóc bởi khi nấu lên vỏ tôm đã xay rất mịn không thể phân biệt được đâu
là vỏ tôm và đâu là thịt tôm.
Khi chọn tôm, bạn cũng lưu ý nên chọn tôm còn sống, bơi lội, tuyệt đối không mua tôm đã có mùi
khó chịu, mềm nhũn, đầu bị tách khỏi thân, bị nhớt, đó là loại tôm đã hỏng, cho trẻ ăn dễ bị ngộ
độc.
Nếu không mua được tôm đồng, bạn có thể mua tôm sú, tôm càng xanh nhưng khi chế biến nên lưu ý
bóc vỏ, chỉ lấy thịt sơ chế thành nhiều món cho bé ăn.
Cá - nên tập cho bé ăn khi nào? Trẻ từ 10 - 12 tháng bạn có thể bắt đầu tập cho bé ăn cá.
Cá chứa tất cả 9 acid amin là nguồn protein hoàn chỉnh. Cá cũng là nguồn Omega 3 tuyệt vời cho
sức khỏe mà cơ thể trẻ đang phát triển rất cần. Các Omega 3 trong cá có tác động mạnh thực sự, với
những dưỡng chất tác động đến sự phát triển của não bộ, trí thông minh và mắt của trẻ.
Dinh dưỡng của cá gồm:
- Vitamin: Vitamin A - 54 IU, Vitamin B1 (thiamine) - 0,03 mg,Vitamin B2 (riboflavin) - 0,03 m, Niacin - 3,9 mg, Folate - 11 mcg và một số vitamin khác với lượng nhỏ.
- Vitamin: Vitamin A - 54 IU, Vitamin B1 (thiamine) - 0,03 mg,Vitamin B2 (riboflavin) - 0,03 m, Niacin - 3,9 mg, Folate - 11 mcg và một số vitamin khác với lượng nhỏ.
- Khoáng chất: Kali - 339 mg, Phốt pho - 205 mg, Canxi - 36 mg, Sodium - 74 mg, Sắt - 1,5 mg
và một lượng nhỏ mangan, đồng và kẽm.
Trẻ từ 10 - 12 tháng bạn có thể bắt đầu tập cho bé ăn cá, nếu bé có khả năng bị dị ứng với cá hoặc chính bố mẹ dị ứng với cá thì nên chờ đến khi bé được 3 tuổi mới cho bé ăn.
Các loại cá ít gây dị ứng là cá chim, cá bơn, cá tuyết, cá hồi, cá thu… Nên tránh cho trẻ ăn
những loại cá như cá kiếm, cá mập bởi chúng chứa hàm lượng thủy ngân cao ảnh hưởng đến sự phát
triển của bộ não cũng như hệ thống các dây thần kinh, dễ dẫn tới dị ứng, ngộ độc.
Khi cho bé ăn cá lần đầu mẹ cần rút bỏ xương, nghiền nhuyễn cá rồi nấu cùng cháo. Mẹ có thể
nấu bột hoặc cháo cá với khoay tây, cà rốt xay nhuyễn sẽ rất ngon. Một số thực phẩm tốt cho trẻ có thể chế biến cùng với cá là bông cải xanh, cà rốt, rau cải,
đậu xanh, khoai tây ngọt, lúa mạch, đậu lăng…
Khi bé đã ăn quen, mẹ nên bổ sung cá vào thực đơn cho bé mỗi tuần ít nhất là 2 lần.
Lưu ý
Không được cho bé ăn tôm, cá hay các loại hải sản sống, tái, chưa chín kỹ vì bé dễ mắc bệnh
giun sán.
Không nên nấu tôm chung với bí đỏ, vì hai món đó kỵ
nhau, không tốt cho trẻ.
Ngoài ra tôm không nên nấu chung với các loại rau, củ giầu vitamin C hoặc ăn các loại quả giầu
vitamin C ngay sau khi ăn tôm vì tôm chứa rất nhiều chất asen hóa trị 5 (chất này không gây độc cho
cơ thể). Nhưng khi ta ăn các loại thực phẩm này mà uống vitamin C hoặc ăn các loại thực phẩm chứa
nhiều vitamin C như cam, chanh, cà chua, nho, mướp đắng... rau ngót..sẽ làm cho asen hóa trị 5
chuyển thành asen hóa trị 3 (tức chất thạch tín) là chất rất độc có thể gây chết người.
Với các loại cá biển, khi cho bé ăn bạn cũng cần lưu ý: Khi ăn hải sản xong mà ăn liền các
loại trái cây như là nho, lựu, hồng... thì dễ xuất hiện các triệu chứng như là nôn ọe, chướng bụng,
đau bụng, đi tiêu chảy... Vì trong các loại trái cây này có chứa acid tannic, mà acid tannic mà gặp
protein có trong các loại hải sản thì sẽ bị đông lại và trầm lắng, dễ tạo ra những chất khó tiêu
hóa. Vì vậy, sau khi ăn hải sản xong thì khoảng 4 tiếng sau bạn mới nên cho trẻ ăn những trái cây
giầu acid tannic như trên.
|
Bình luận của bạn