"Soi" bệnh qua màu nước mũi của trẻ

Nhìn màu nước mũi của trẻ có thể đoán ra bệnh

Bé bị cảm lạnh, có nên đưa bé đi khám không?

Chảy nước mũi xanh có nên dùng kháng sinh không?

Đâu là nguyên nhân khiến bé suốt ngày thò lò mũi xanh?

Bí quyết của mẹ thông thái giảm nhanh sổ mũi cho con

Trẻ mới sinh bị ngạt mũi

Trẻ dưới 3 tháng tuổi bị ngạt mũi, bố mẹ cần đặc biệt lưu ý. Ngạt mũi hoặc cảm lạnh ở trẻ sơ sinh có thể biến chứng nặng hơn do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu. Nếu trẻ sơ sinh bị ngạt mũi hoặc chảy nước mũi, hãy đưa bé đi khám ngay. 

Trẻ nhỏ bị ngạt mũi

Ở trẻ trên 3 tháng tuổi, ngạt mũi và chảy nước mũi không phải là vấn đề lớn. Có khoảng hơn 200 loại virus gây cảm lạnh mà trẻ không có bất kỳ khả năng miễn dịch nào đối với chúng, cho đến khi cơ thể tạo được miễn dịch với các loại virus này. Đến người lớn, trung bình còn bị từ 2 - 3 lần cảm lạnh mỗi năm. Tuy vậy, chảy nước mũi không phải lúc nào cũng là do cảm lạnh. Vào mùa Đông, mũi của chúng ta sẽ tự tạo cơ chế bảo vệ khi đi ra ngoài không khí lạnh. Nó tạo ra nhiều chất nhầy hơn để giữ mũi ẩm và sạch. 

Nước mũi trong 

Trẻ bị chảy nước mũi trong khá phổ biến, không nên lo lắng. Nước mũi trong là cách cơ thể loại bỏ các hạt bụi nhỏ khỏi mũi, để chúng không bị hít vào phổi. Chảy nước mũi trong cũng có thể là dấu hiệu của dị ứng, phản ứng với không khí lạnh hoặc khô, hoặc là dấu hiệu đầu tiên của cảm lạnh

Trẻ bị chảy nước mũi trong khá thường xuyên

Nước mũi có màu trắng

Nước mũi có màu trắng khá khổ biến ở trẻ trên 1 tuổi. Màu trắng là do uống sữa, không có gì phải lo lắng. Sữa làm cho chất nhầy đặc hơn. Khi trẻ lớn hơn, chất nhầy trắng có thể là dấu hiệu của sự mất nước. 

Nước mũi màu vàng sáng 

Nước mũi có thể chuyển sang màu vàng khi nó nằm trong mũi hoặc xoang của bé trong một thời gian. Lúc đầu, điều này không có gì phải lo lắng, bởi nó không phải là dấu hiệu của viêm xoang. Nước mũi cũng có thể chuyển sang màu vàng do cảm lạnh. Nếu trẻ bị ngạt mũi, chảy nước mũi màu vàng trong hơn 2 tuần, hãy cân nhắc đưa trẻ đi khám để ngăn ngừa viêm xoang. 

Nước mũi màu vàng tươi

Nếu nước mũi của bé chuyển sang màu vàng tươi, đậm, bạn hãy đưa bé đi khám bởi đây là dấu hiệu cho thấy trẻ đã bị viêm xoang.

Nước mũi màu xanh 

Trẻ bị chảy nước mũi xanh có thể là triệu chứng của cảm lạnh hoặc viêm xoang. Nếu bạn thấy nước mũi có màu xanh vào buổi sáng khi bé ngủ dậy, bạn không cần lo lắng. Khi bé ngủ, vi khuẩn tích tụ trong chất nhầy và biến thành màu xanh. Tuy nhiên, nếu trẻ bị chảy nước mũi màu xanh cả ngày, trong vài ngày liên tiếp, bạn nên đưa bé đi khám để kiểm tra xoang hay nhiễm trùng khác.

Nước mũi màu cam, đỏ hoặc nâu

Nước mũi có màu đỏ, cam, nâu đều là dấu hiệu cho thấy có máu trong mũi của bé. Màu nâu là máu đã khô. Màu đỏ sáng là dấu hiệu mới chảy máu. 

Mũi của trẻ nhỏ hoặc cả người lớn có thể chảy máu mà không do bệnh nào cả. Vào mùa Đông hoặc thời tiết khô, niêm mạc mũi dễ bị nứt và chảy máu. Không cần quá lo lắng trừ khi bé bị chảy máu mũi trong vài ngày liên tiếp. 

Nước mũi có màu đen, xám

Nước mũi có màu đen, xám có thể chứng tỏ trong mũi bé có bụi bẩn vì ô nhiễm môi trường. Màu nước mũi này chứng tỏ cơ thể bé hoạt động tốt để ngăn ngừa những tác nhân gây hại từ môi trường không xâm nhập vào phổi. 

Những dấu hiệu cần đưa trẻ đi khám ngay

Nếu bé bị ngạt mũi kèm theo những dấu hiệu, triệu chứng như dưới đây, hãy đưa trẻ đi khám ngay: 

- Trẻ dưới 3 tháng tuổi;
- Trẻ không tè (tã không ướt) như thường lệ; 
- Trẻ sốt hơn 37,7 độ C trong hơn 3 ngày; 
- Trẻ bị đau tai hoặc xoang; 
- Trẻ có gỉ mắt màu vàng; 
- Trẻ bị ho kéo dài hơn 1 tuần; 
- Nước mũi của trẻ có màu xanh trong hơn 2 tuần.

Đưa trẻ đi cấp cứu ngay, nếu:

- Trẻ không uống nước;
- Trẻ ho gây ói mửa hoặc thay đổi màu da; 
- Trẻ ho ra máu; 
- Trẻ khó thở hoặc môi, quanh miệng chuyển sang màu xanh.

Nếu bạn lo lắng về triệu chứng nào đó của trẻ, bạn nên gọi cho bác sỹ hoặc nên đưa trẻ đi khám ngay. 

Vân Anh H+ (Theo unitypoint)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ