Trẻ sơ sinh bị đau bụng: Mách bố mẹ cách xoa dịu bé

Trẻ sơ sinh bị đau bụng quấy khóc, bố mẹ phải làm gì?

Con bị đau bụng do sỏi mật, mẹ phải làm sao?

Khi nào trẻ sơ sinh có thể ngủ xuyên đêm?

Bé bị sốt là phản ứng tốt của cơ thể, bố mẹ đừng quá lo!

10 điều tuyệt diệu chỉ trẻ sơ sinh mới có

Colic – cơn đau do co thắt

Bé dưới 5 tháng tuổi bị mắc hội chứng colic thường khóc quá mức và không dỗ nổi trong hơn 3 giờ liên tiếp, 3 ngày một tuần, ít nhất 3 tuần.

Các chuyên gia không chắc chắn nguyên nhân nào gây ra hội chứng colic, nhưng dường như nó liên quan đến sự co thắt đau đớn ở ruột. Sự khó chịu có thể tăng lên vào cuối chiều và buổi tối. Em bé có thể khóc òa bất chợt, co chân lên.

Phải làm gì: Không may là không có thuốc chữa cho hội chứng colic. Nhưng bạn có thể cưng nựng để xoa dịu bé. Các triệu chứng này thường tự hết khi bé được khoảng 5 tháng tuổi.

Táo bón

Táo bón là vấn đề thường gặp ở trẻ mới ăn dặm. Nếu bé không đi tiêu sau 1 – 3 ngày, có thể bé đã bị táo bón. Một dấu hiệu khác là phân khô, cứng và bé phải rặn thật nhiều.

Phải làm gì: Cho bé ăn yến mạch, mơ, lê và đậu Hà Lan. Cắt giảm những thực phẩm gây táo bón như chuối, sốt táo, cà rốt, gạo và bí. Cho bé uống nhiều sữa, nước hơn. Bạn cũng nên cho bé tập thể dục, ví dụ bài tập đạp xe.

Xem thêm: Cách xoa bụng trị táo bón, giảm đau bụng cho bé

Trào ngược

Hầu hết trẻ sơ sinh bị trớ - thậm chí nôn mửa – một lần sau khi ăn. Đây là tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Trào ngược xảy ra khi van giữa thực quản và dạ dày của bé không hoạt động bình thường, thực phẩm và acid dạ dày rỉ ra, đưa lên cổ họng.

Phải làm gì: Nếu bạn nghĩ em bé bị trào ngược dạ dày, hãy đưa bé đi khám. Trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày có thể gây biến chứng nghiêm trọng, như các vấn đề về hô hấp và không thể cho ăn đúng cách.

Stomach flu – viêm dạ dày ruột

Bé có bị nôn mửa hoặc tiêu chảy không? Nếu có, có thể bé bị viêm dạ dày ruột.

Phải làm gì: Nôn mửa, tiêu chảy, sốt có thể nhanh chóng gây mất nước. Vì vậy, điều quan trọng là bé cần nhiều chất lỏng (sữa) để hồi phục.  

Nhiễm trùng khác

Cảm lạnh hay cúm có thể khiến bé bị đau bụng, đó là vì phần lớn chất nhầy sản xuất trong quá trình hô hấp sẽ kích thích dạ dày của bé.

Một số trẻ nôn mửa để làm sạch chất nhầy ra khỏi đường thở. Có thể bạn không thích nhìn thấy bé bị nôn, nhưng điều này sẽ giúp bé hết đau. Nhiễm trùng đường tiểu, viêm họng, thậm chí nhiễm trùng tai đôi khi gây đau bụng, buồn nôn và nôn.

Phải làm gì: Hãy nói chuyện với bác sỹ. Các biện pháp điều trị phụ thuộc vào triệu chứng của bé.

Dị ứng sữa hoặc thức ăn

Dị ứng thực phẩm ở trẻ sơ sinh có thể gây nôn, tiêu chảy, đau dạ dày, thở khò khè, ho, ngạt mũi, chảy nước mũi, lưỡi sưng, phát ban hoặc ngứa. Nếu bé bị dị ứng thức ăn, có nghĩa là hệ miễn dịch của bé phản ứng quá mức với thực phẩm hoặc chất trong thức ăn (như protein trong sữa) và coi nó như một vi trùng, gây ra các triệu chứng dị ứng từ nhẹ đến nặng.

Trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa bò có thể bị đau dạ dày, tiêu chảy, nôn, tiêu chảy, phát ban, ngứa hoặc đau bụng sau khi ăn các sản phẩm từ sữa như phô mai hoặc sữa chua. Bạn không nên cho trẻ ăn sữa bò cho đến khi bé được 1 tuổi.

Phải làm gì: Hãy hỏi bác sỹ nếu thấy bé có các triệu chứng dị ứng trong vòng vài giờ sau ăn. Một số bé bị dị ứng sữa bò trong chế độ ăn của mẹ và cũng có thể bị các triệu chứng dị ứng. Nếu bạn cho con bú sữa mẹ, hãy gạch bỏ sữa ra khỏi chế độ ăn uống của bạn, xem các triệu chứng của bé có cải thiện không. Nếu bé ăn sữa công thức, hãy thử đổi sang 1 loại khác.

Đi cấp cứu ngay nếu bé bị dị ứng đến mức đe dọa mạng sống: Khó thở, suy nhược, phát ban khắp cơ thể, tiêu chảy, sưng mặt, cổ hoặc đầu.

Không dung nạp lactose

Đây là hiện tượng cơ thể không sản sinh lactase - enzyme cần thiết để tiêu hóa đường trong sữa bò và các sản phẩm sữa khác. Không dung nạp lactose rất hiếm thấy ở trẻ sơ sinh, thường chỉ xảy ra ở bé bị bệnh đường tiêu hóa hoặc tiêu chảy.

Phải làm gì: Không cho trẻ ăn sữa bò. Nếu mẹ cho bé bú sữa mẹ, mẹ hãy cắt giảm sữa trong chế độ ăn của mình.

Say tàu xe

Nếu bé có vẻ như bị ốm hoặc nôn trong suốt chuyến đi, có thể bé bị say tàu xe.

Phải làm gì: Hãy nghỉ ngơi trong những chuyến đi dài, để bé được thở không khí trong lành. Cho bé ăn gì đó trước khi đi cũng sẽ giảm say tàu xe. Đừng cho trẻ uống bất kỳ loại thuốc chống say xe nào mà không hỏi ý kiến bác sỹ.

Chất độc hại

Nếu bé nuốt một thứ gì đó độc hại như thuốc, chất hóa học, bé có thể bị đau dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy.

Phải làm gì: Cho bé đi cấp cứu ngay lập tức. Nếu bạn nghi ngờ bé bị ngộ độc chì, hãy nói cho bác sỹ biết để bác sỹ kiểm tra. 

Vân An H+ (Theo babycenter.com)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ