- Chuyên đề:
- Kinh nghiệm nuôi con
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Bé bị sốt, bố mẹ phải làm gì?
Bé bị sốt, có nên cho uống thuốc kháng sinh?
8 lưu ý trước khi dùng Paracetamol hạ sốt cho trẻ
Những điều cha mẹ nên làm ngay khi con bị sốt
Co giật do sốt cao ở trẻ em có dễ bị tái phát?
Nhiệt độ cơ thể bé bao nhiêu là sốt?
Em bé của bạn thức dậy với má đỏ bừng, da nóng. Bạn đo nhiệt độ hậu môn thấy nhiệt kế ghi 37,7 độ C. Bạn cuống lên định lấy thuốc cho bé uống hoặc gọi điện cho bác sỹ? Đừng làm vậy! Nhiệt độ như thế không được coi là sốt. Nhiệt độ đo ở hậu môn dưới 38 độ C là bình thường.
Nhiệt độ của trẻ - giống như nhiệt độ ở người trưởng thành – có thể tăng nhẹ do gắng sức làm gì đó, hoặc tắm nước nóng. Nhiệt độ thường tăng vào cuối chiều, hạ lúc sáng sớm. Vì vậy, trừ khi nhiệt kế đo ở hậu môn là 38 độ C hoặc cao hơn, bạn mới nên chắc chắn là bé bị sốt.
Hãy cho bé đi khám hoặc gọi điện cho bác sỹ ngay, nếu: - Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi nhiệt độ đo ở hậu môn là 38 độ C trở lên. - Trẻ dưới 2 tuổi sốt kéo dài hơn 24 giờ. - Trẻ trên 2 tuổi sốt kéo dài hơn 3 ngày. - Cơn sốt của bé liên tục tăng lên trên 40 độ C. |
Đo nhiệt độ ở đâu là chính xác nhất?
Bạn có thể sử dụng nhiệt kế kỹ thuật số để đo nhiệt độ ở hậu môn cho em bé, đây là cách tốt nhất và chính xác nhất để đo nhiệt độ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Không sử dụng nhiệt kế thủy tinh hay nhiệt kế thủy ngân độc hại có thể gây hại cho em bé.
Tyeese Gaines - một bác sỹ ở phòng cấp cứu ở New Jersey nói: "Chỉ có nhiệt kế đo hậu môn là đo nhiệt độ cơ thể chính xác nhất, nhiệt kế trán, tai có thể không đưa ra kết quả chính xác".
Sốt là phản ứng tốt của cơ thể
Bác sỹ Gaines nói: “Sốt không gây ra bất kỳ tác hại nào. Ngay cả cơn co giật do sốt cao mà một số trẻ bị cũng hầu như không có hại gì. Mặc dù một số ít trẻ có thể hít phải nước bọt hoặc có thể bị thương do va đập. Thuốc hạ sốt có thể giúp giảm sốt, nhưng không ngăn ngừa được cơn co giật do sốt.
Nếu bạn quá lo lắng khi thấy bé sốt, hãy nhớ rằng sốt thực sự là một dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch của bé đang hoạt động bình thường. Cho dù là do nhiễm virus hay vi khuẩn, hay do tác dụng phụ của việc tiêm vaccine, nhiệt độ tăng lên là đáp ứng miễn dịch tự nhiên. Lúc này, các tế bào bạch cầu đang chiến đấu lại sự “xâm lược” của vi khuẩn và virus. Vì vậy, hãy yên tâm là hệ thống miễn dịch của bé đang làm chính xác những gì mà nó phải làm.
Bạn chỉ cần chú ý đến các triệu chứng và hành vi của bé, để xác định bé bị bệnh như thế nào, và cần bác sỹ tư vấn điều trị những dấu hiệu đó.
Bác sỹ Tyeese Gaines nói rằng: “Điều quan trọng mà bố mẹ cần làm là nhìn các triệu chứng của bé. Sự lờ đờ và mệt mỏi là những dấu hiệu bệnh tật quan trọng hơn là chỉ số nhiệt độ”.
Trẻ dưới 3 tháng tuổi bị sốt cần đi khám ngay!
Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), trẻ sơ sinh dưới 3 tháng, nhiệt độ đo ở hậu môn từ 38 độ C trở lên cần phải được đi khám càng sớm càng tốt. Đừng cho bé uống bất kỳ loại thuốc nào để giảm sốt trừ khi được bác sỹ khuyên.
Có 2 lý do khiến sốt ở trẻ sơ sinh dưới 3 tháng được coi là khẩn cấp:
Thứ 1, lớp bảo vệ tế bào giữa máu và hệ thống thần kinh trung ương của bé rất mỏng. Có nghĩa là nếu bé bị nhiễm trùng do vi khuẩn, vi khuẩn có thể “vượt qua” và gây hại cho hệ thần kinh.
Thứ 2, trẻ sơ sinh không có dấu hiệu nhiễm trùng nặng như trẻ lớn. Cũng rất khó để phân biệt giữa sốt do vi khuẩn hay sốt do virus. Bởi vậy, trẻ sơ sinh bị sốt có thể cần xét nghiệm máu, nước tiểu, phân hay tia X để xác định liệu có nhiễm khuẩn hay không.
Bình luận của bạn