- Chuyên đề:
- Cẩm nang phòng bệnh giao mùa
Trời nồm, trẻ dễ mắc các bệnh về hô hấp
7 cách đơn giản giúp phòng bệnh khi giao mùa
Chăm con thế nào trong thời điểm giao mùa?
Viêm mũi xoang lúc giao mùa
Phòng bệnh xương khớp lúc giao mùa
Trẻ dễ mắc bệnh khi trời nồm
PGS.TS Lê Thanh Hải – Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết: "Những ngày qua thời tiết nồm ẩm, số lượng bệnh nhi đến khám tại viện đã gia tăng nhanh chóng. Trẻ nhập viện vì các bệnh hô hấp tăng nhanh. Ngoài viêm phổi, viêm mũi họng rất nhiều trẻ bị viêm phế quản".
Theo số liệu hàng năm của ngành Y tế, vào thời điểm chuyển mùa, số trẻ đến khám tại các cơ sở y tế vì bệnh hô hấp tăng khoảng 30% - 40% và các bệnh về đường tiêu hóa thường tăng khoảng 20% - 25% so với ngày thường.
Chị Minh Thương đang có con nằm tại Bệnh viện Nhi Trung ương chia sẻ: “Con mình vị viêm phổi đang nằm tại khoa hô hấp và phải nằm ghép giường vì số lượng bệnh nhân quá đông. Nhưng quả thực, nằm ghép cũng không ngao ngán bằng kiểu thời tiết này. Gần 10 bệnh nhi 1 phòng chưa kể người chăm sóc. Quần áo các bé mặc phải thay ra mỗi ngày, phơi kín cả ban công mà càng phơi, càng ướt. Con mới nằm viện 3 ngày mà mình phải 2 lần mua quần áo cho con ở cổng viện rồi. Mua xong, không giặt giũ gì cả, mặc luôn”.
Theo PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai: "Năm nào cũng vậy, cứ bước vào giai đoạn nồm như hiện nay, các bệnh viện trở nên quá tải về các bệnh hô hấp, đặc biệt là các bệnh nhi. Nguyên nhân là do độ ẩm cao, nhiệt độ tương đối thấp tạo điều kiện cho các vi sinh vật, nấm, các vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển mạnh và phát tán trong không khí".
Cách chăm sóc trẻ khi thời tiết nồm
Do thời tiết mùa nồm đặc biệt dễ ẩm mốc nên việc giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ rất quan trọng. Trong những ngày thời tiết ẩm ướt, cần đóng kín các cửa, sử dụng máy hút ẩm để ngăn hơi ẩm vào nhà, gây nấm mốc. Quần áo của trẻ cần được sấy, là để diệt vi khuẩn… Khi cho trẻ ra ngoài trời cần mặc áo nhiều lớp để có thể cởi ra khi thời tiết ấm lên.
Các chứng bệnh đường hô hấp đều diễn tiến rất nhanh. Do đó, khi thấy trẻ ho, sốt... cần đưa đi khám sớm để tránh bệnh chuyển nặng. Nên đưa trẻ nhỏ đi tiêm phòng các loại vaccine phòng bệnh. Nếu trẻ ốm nên cho trẻ nghỉ học, vừa để chăm sóc vừa để tránh lây lan trong nhà trẻ, trường học. Nếu người lớn trong nhà có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi... cần hạn chế tiếp xúc với trẻ và cũng cần chữa trị sớm để không lây sang người khác.
Phòng ngủ (nhất là phòng của trẻ) nên có máy hút ẩm. Nếu dùng thảm trải sàn phải bảo đảm luôn khô ráo, thường xuyên hút bụi vì đó là nơi tập trung nhiều nhất những tác nhân gây bệnh dị ứng cho trẻ.
Ngoài ra, cha mẹ có thể tăng cường sức đề kháng của trẻ bằng các loại thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, khi có ý định sử dụng một sản phẩm thực phẩm chức năng nào cho con, các bậc phụ huynh cần tham khảo ý kiến của các bác sỹ, chuyên gia.
Bình luận của bạn