Phòng bệnh xương khớp lúc giao mùa

Các bệnh xương khớp thường tiến triển nặng hơn khi trời trở lạnh

Hiệu nghiệm bài thuốc’dễ kiếm, dễ dùng’ trị xương khớp

Súp lơ xanh có thể ngăn ngừa bệnh viêm xương khớp

Chủ động với các bệnh cơ xương khớp

Đau nhức xương khớp - Bệnh thường gặp của người già

Chủ quan với bệnh xương khớp, từ viêm thành tàn phế

Vì sao xương khớp đau nhức hơn khi giao mùa?

Theo Y học cổ truyền, thời tiết thay đổi là điều kiện thuận lợi cho các yếu tố gây bệnh như phong, hàn (gió, lạnh) phối hợp xâm nhập vào cơ thể và lưu đọng lại ở các khớp xương làm khí huyết kém lưu thông, kinh lạc bị trì trệ, gây sưng, đau, tê nặng ở khớp. Đặc biệt, ở người cao tuổi, các chức năng hoạt động cơ thể bị suy yếu, làm cho khí huyết cũng giảm sút không nuôi dưỡng được cân mạch khiến bệnh càng thêm trầm trọng.

Y học hiện đại cũng chỉ ra rằng, sự thay đổi của thời tiết như nóng lạnh đột ngột, mưa nắng thất thường, không khí khô hanh sẽ làm thay đổi các yếu tố bên trong cơ thể như độ nhớt của máu, độ nhớt của dịch khớp, sự kết tủa của muối, thay đổi nồng độ các hóa chất trung gian trong cơ thể, thay đổi vận mạch khiến các bệnh về xương khớp tiến triển theo chiều hướng xấu đi.

Những cơn đau nhức, cứng khớp rõ hơn khi nhiệt độ thay đổi đột ngột

Cụ thể, nhiệt độ thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh làm cho các muối urat dễ dàng kết tủa gây nên các cơn gout cấp và khiến các gân cơ bị co rút lại. Độ nhớt của khớp cũng tăng lên khiến dịch khớp đông quánh hơn khi trời lạnh. Vì vậy, các khớp trở nên khô cứng, đau mỏi, gây nên hiện tượng cứng khớp cho những bệnh nhân thoái hóa khớp. 

Bên cạnh đó, khi thời tiết thay đổi, áp suất khí quyển giảm xuống sẽ khiến các mô nở ra tạo áp lực lên các khớp. Vì vậy, những người bị bệnh khớp có lớp sụn khớp đã bị bào mòn và các dây thần kinh  nhạy cảm hơn nên khi phải chịu áp lực từ các mô, họ sẽ cảm nhận các cơn đau nhức, cứng khớp rõ hơn.

Ngoài ra, khi trời lạnh, người bệnh thường không duy trì được thói quen luyện tập thể dục đều đặn cũng là một yếu tố làm cho bệnh nặng thêm.

Hạn chế đau xương khớp khi giao mùa

Để hạn chế đau nhức xương khớp khi thời tiết thay đổi, người bệnh cần chú ý các vấn đề sau:

Giữ ấm cơ thể:

Như chúng ta đã biết, những bệnh nhân bị các bệnh về xương khớp thường đặc biệt nhảy cảm với những thay đổi của thời tiết, đặc biệt là yếu tố lạnh. Vì vậy, để hạn chế đau xương khớp khi giao mùa thu sang đông, người bệnh luôn phải giữ ấm cho cơ thể, nhất là vùng tay, chân và các khớp bị tổn thương. Giữ ấm phòng, mặc quần áo nhiều lớp, sấy ấm quần áo trước khi mặc hoặc dán một miếng giữ nhiệt vào cơ đau là một số biện pháp khá hữu hiệu để giảm đau xương khớp khi trời lạnh.

Luyện tập thể dục thường xuyên để phòng cứng khớp

Duy trì thói quen luyện tập:

Người bệnh nên duy trì thói quen luyện tập thể dục thường xuyên với các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng bệnh để tăng sự dẻo dai của dây chằng, kích thích tiết thêm dịch khớp giúp bôi trơn các khớp và giảm nguy cơ bị cứng khớp. Người bệnh có thể lựa chọn các bài tập như đi bộ, tập yoga, thiền…

Chế độ ăn uống hợp lý:

Acid béo omega 3 giúp hạn chế tình trạng viêm khớp và giảm đau khớp rất hiệu quả. Vì vậy, người bệnh nên bổ sung thường xuyên các thực phẩm có chứa vi chất này như cá hồi, cá ngừ…  Ngoài ra, các thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa như rau bina, cải xoăn, trà xanh…, thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam, ớt đỏ, cà chua ….cũng có tác dụng giảm triệu chứng, ngăn chặn sự mất sụn và giảm đau cho người bệnh khớp.

Bên cạnh đó, người bệnh cần tránh những thực phẩm giàu photpho như phủ tạng, thịt đã qua chế biến, thịt đỏ, các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như bơ, sữa… và các thực phẩm đồ ăn nhanh, thức ăn sẵn, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ngọt…

Đặc biệt, người bệnh cần cân đối khẩu phần ăn để duy trì một cân nặng ổn định và hợp lý, tránh béo phì, thừa cân.

Giảm đau khớp bằng các bài thuốc dân gian:

Để giảm đau khớp, người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc trong dân gian như:

- Lá ngải cứu trắng rửa sạch, thêm ít muối rồi rang nóng lên, sau đó đắp vào khớp bị đau để giảm đau và giảm sưng cho khớp.

- Ngâm chân bằng nước muối ấm pha gừng. Mỗi ngày ngâm chân 1 lần vào thời gian phù hợp, ngâm từ 15-30 phút. Nước muối ấm và gừng có tác dụng làm dịu cơn đau, phòng ngừa bệnh đau khớp cổ chân.

- Dùng từ 5-10gr lá lốt phơi khô, sắc 2 bát nước còn 1/2 bát, uống trong ngày. Nên uống khi còn ấm, sau bữa tối. Uống đều 10 ngày. Hoặc có thể dùng lá lốt và rễ cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, mỗi vị 30gr, thái mỏng, sao vàng, sắc với 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần, uống trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày.

Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng một số sản phẩm có chứa thành phần là Glucosamine sulfate, chondroitin, acid amin, vitamin D… để bổ sung dưỡng chất cho khớp. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, bổ sung các dưỡng chất này một cách hợp lý có thể giảm đau khớp và bôi trơn khớp một cách hiệu quả. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng các sản phẩm này.

Minh Khuê H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp