Ông Bùi Đức Thọ - Giám đốc Công ty TNHH Viễn Bằng
Cơ hội kinh doanh lớn tại Nu Skin ageLOC Expo
Doanh nhân Lê Thị Phương: Tạo sự khác biệt để luôn dẫn đầu
Âu Cơ – 5 năm đồng hành cùng sự phát triển TPCN thương hiệu Việt
Bộ trưởng Tiến "bắt quả tang" cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng quảng cáo sai
TPCN là “hàng tiêu dùng cao cấp”
Mối lương duyên nào đưa ông đến với ngành thực phẩm chức năng (TPCN)?
Ngay từ khi tốt nghiệp đại học, đam mê lớn nhất của tôi là phát triển hệ thống phân phối sản phẩm. Trước khi “bén duyên” với TPCN tôi đã từng làm tiếp thị cho các sản phẩm mỹ phẩm, hàng tiêu dùng. Trong quá trình tương tác với các nhãn hàng tiêu dùng đã tạo cho tôi động lực tìm kiếm một nhãn hàng thuộc về riêng mình để làm hình ảnh, quảng bá và phân phối sản phẩm. Cũng tại thời điểm năm 2009, TPCN đang phát triển mạnh và trở thành xu thế kinh doanh mới. Từ những lý do đó mà tôi đã lựa chọn tiếp thị và phân phối các sản phẩm TPCN.
Các sản phẩm TPCN có đặc thù riêng so với các hàng tiêu dùng khác, ông đã gặp phải khó khăn gì khi tiếp thị và phân phối sản phẩm TPCN?
Tôi nghĩ rằng, việc kinh doanh TPCN cũng không khác nhiều so với mô hình phân phối các sản phẩm tiêu dùng. Từ ý nghĩ đó tôi quyết định áp dụng phương pháp phân phối các sản phẩm tiêu dùng vào phân phối các sản phẩm TPCN. Khi đó, tôi gặp phải nhiều khó khăn, bởi tôi lựa chọn kinh doanh theo phương thức truyền thống, địa điểm mà tôi hướng tới là các hiệu thuốc. Những người làm việc tại đó đều có kiến thức chuyên môn về dược và tôi phải tìm cách để nói cho đúng và nói cho họ hiểu đúng về sản phẩm. Để từ đó họ tin tưởng và giới thiệu sản phẩm của chúng tôi đến với người tiêu dùng.
"Mô hình 7P trong chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Viễn Bằng gồm: Chiến lược về sản phẩm, giá, điểm bán, chương trình phát triển thương hiệu, con người, quy trình và triết lý".
(Ông Bùi Đức Thọ - Giám đốc Công ty TNHH Viễn Bằng)
Vậy ông đã làm gì để giải quyết khó khăn đó?
Cũng giống như các doanh nghiệp khác, tôi áp dụng mô hình 4P trong chiến lược kinh doanh của Viễn Bằng trong giai đoạn đầu, bao gồm: Chiến lược về sản phẩm (Product), về giá (Price), về điểm bán (Place), các chương trình phát triển thương hiệu (Promotion). Đây là những yếu tố cần thiết cho một công ty tồn tại và phát triển. Ngày nay, mỗi doanh nghiệp đều đi tìm “con đường riêng” cho mình để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Ngoài 4P trên, chúng tôi còn áp dụng 3P nữa để nâng cao năng lực cạnh tranh đó là: People (con người), Process (quy trình), Philosophy (triết lý).
Trong mô hình 7P của ông có chiến lược về giá. Vậy cái giá mà ông đưa ra cho người tiêu dùng như thế nào?
Giá sản phẩm phụ thuộc vào chất lượng và phân khúc thị trường mà doanh nghiệp lựa chọn. Ngay từ khi mới thành lập Viễn Bằng đã có định hướng là đem đến cho người tiêu dùng những sản phẩm có chất lượng bằng cách hợp tác với các nhà sản xuất có uy tín. Vì sản phẩm có chất lượng nên phân khúc thị trường chúng tôi hướng đến là những khách hàng cao cấp. Chúng tôi lấy chất lượng để đảm bảo yếu tố giá thành, đem lại lợi ích cho người tiêu dùng sản phẩm và duy trì hoạt động kinh doanh.
Ít mà… chất
Viễn Bằng đang tiếp thị và phân phối độc quyền bao nhiêu sản phẩm?
Cho đến nay chúng tôi đang có 3 sản phẩm phân khúc tại thị trường cao cấp, gồm 1 sản phẩm dành cho trẻ em, 1 sản phẩm về mất ngủ và 1 sản phẩm hỗ trợ viêm loét dạ dày. Các sản phẩm của Viễn Bằng đều do Công ty TNHH Tư vấn Y Dược Quốc tế (IMC) sản xuất, trên dây truyền công nghệ hiện đại.
Các sản phẩm của Viễn Bằng “không độc” trên thị trường. Vậy ông có chiến lược gì để cạnh tranh với các đối thủ khác?
Cùng tiếp thị và phân phối về một dòng sản phẩm hỗ trợ điều trị một loại bệnh nhưng mỗi doanh nghiệp lại có hướng đi riêng. Trong đó, tập trung vào 2 hướng chính là: Không làm marketing, chỉ bán sản phẩm dựa vào mối quan hệ và kênh phân phối; Đầu tư bài bản về kênh phân phối với chiến lược dài hạn là làm marketing tổng hợp. Với Viễn Bằng, tôi lựa chọn cách làm tổng hợp, vừa đầu tư vào hệ thống phân phối, vừa đầu tư vào chiến lược marketing. Về chiến lược marketing, có nhiều nhãn hàng lựa chọn mô hình nói về công dụng của sản phẩm đối với các bệnh. Vì vậy, để khác biệt với các nhãn hàng khác chúng tôi lựa chọn một nhánh của đối tượng khách hàng để phục vụ. Phương châm của chúng tôi là nói đúng về tác dụng của sản phẩm cho người sử dụng, để họ hiểu đúng, dùng đúng và tin tưởng vào sản phẩm. Kinh doanh là một tiến trình, quá trình, không thể có kết quả ngay và khách hàng sẽ là người tự cảm nhận, tự nói về tác dụng của sản phẩm. Điều này có giá trị hơn nhiều việc doanh nghiệp tự nói về mình. Và lợi thế cạnh tranh sẽ đến sau.
Là người kinh doanh TPCN ông có dùng TPCN không?
Từ khi biết đến TPCN tôi thường xuyên dùng TPCN để phòng bệnh cho bản thân và mọi người trong gia đình.
Như ông nói, TPCN có tác dụng tốt đối với sức khỏe, vậy việc báo cáo thử nghiệm hiệu quả công dụng sản phẩm trong thông tư 43/2014 có ý nghĩa gì với doanh nghiệp?
Dưới góc độ doanh nghiệp đang kinh doanh TPCN tôi đánh giá cao điểm mới này trong thông tư 43. Bởi, đây là điểm sàng lọc các sản phẩm chất lượng, góp phần xác định sản phẩm nào là thật, sản phẩm nào là giả, doanh nghiệp nào làm đúng, doanh nghiệp nào làm sai. Đồng thời, đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh phải có tiến trình, quy trình cao hơn khi cho ra đời một sản phẩm. Chính yêu cầu cao hơn trong ngành sẽ giúp doanh nghiệp tự mình phấn đấu, tự mình vượt qua khó khăn để đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng và đảm bảo sự cạnh tranh công bằng. Đây là một lộ trình đúng đắn để ngành TPCN phát triển trong thời gian tới.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1/2/2015, ông đã có sự chuẩn bị và chiến lược gì để phát triển trong thời gian tới?
Viễn Bằng xác định rõ hướng đi của mình là đầu tư vào chất lượng sản phẩm. Do đó, chúng tôi không làm nhiều sản phẩm cùng lúc mà tập trung làm ít sản phẩm nhưng quan tâm nhiều đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ, hệ thống khách hàng. Trung bình 2 năm chúng tôi sẽ ra 1 sản phẩm mới. Trong thời gian tới, chúng tôi chỉ tập trung làm tốt những gì mình đang có để hoàn thiện dịch vụ của mình. Và đến thời điểm này chúng tôi đã chuẩn bị và thực hiện đúng hướng dẫn của thông tư mới. Đồng thời, kết hợp với nhà sản xuất để chuẩn bị lộ trình đánh giá theo quy định để phù hợp với thời điểm.
Cảm ơn những chia sẻ của ông!
Bình luận của bạn