Lạc nội mạc tử cung làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim?

Mối liên hệ giữa lạc nội mạc tử cung và bệnh tim mạch là gì?

Sức khỏe tim mạch kém có nên dùng dầu hắc mai biển?

Giảm kháng insulin, ngừa bệnh mạn tính bằng trà trắng

Ăn khoai tây tím giúp hạ huyết áp?

Ăn chay có đảo ngược bệnh tim mạch hay không?

Bác sỹ Andrew Weil - Giám đốc Viện Y học Tích hợp, Đại học Arizona (Mỹ), trả lời:

Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc của tử cung. Dưới tác động của hormone, hàng tháng lớp này bong ra và tái tạo theo chu kỳ. Trong quá trình tái tạo, nếu trứng được thụ tinh thì phôi sẽ dính vào lớp niêm mạc tử cung và thụ thai. Tuy nhiên, nếu trứng không được thụ tinh thì lớp niêm mạc tử cung sẽ bong ra và tạo ra hiện tượng kinh nguyệt.

Khi bạn bị lạc nội mạc tử cung, thì các tế bào nội mạc này có thể tự cấy vào các vị trí khác nhau trong cơ thể như trên ống dẫn trứng, buồng trứng, trực tràng, bàng quang, trên thành khung chậu, khoang xương chậu. Theo thời gian lớp niêm mạc này vẫn bị bong ra và gây chảy máu có tính chất chu kỳ. Tuy nhiên, lượng máu này không có đường thoát ra, máu bị kẹt có thể gây viêm, đau, hình thành mô sẹo, gây dính các cơ quan trong cơ thể với nhau. Ước tính có khoảng 6-10% phụ nữ mắc bệnh lạc nội mạc tử cung. Thực tế con số này có thể nhiều hơn do một số trường hợp phụ nữ mắc bệnh nhưng không có triệu chứng.

Nghiên cứu từ Trường Y Harvad, Bệnh viện Brigham và phụ nữ (Brigham and Women's Hospital) ở Boston (Mỹ) được công bố vào tháng 3/2016 cho thấy những người phụ nữ bị lạc mội mạc tử cung có nguy cơ đau tim cao gấp 1,52 lần so với người không mắc. Nghiên cứu cũng cho thấy nguy cơ đau thắt ngực (đau ngực) cao hơn 1,91 lần ở phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung, phải phẫu thuật hoặc điều trị để mở các động mạch bị tắc nghẽn cao hơn 1,35 lần. Đáng báo động nhất khi phát hiện phụ nữ 40 tuổi trở xuống bị lạc nội mạc tử cung có nguy cơ bị đau tim cao gấp 3 lần so với phụ nữ ở cùng độ tuổi không mắc bệnh này.

Để đi đến kết luận trên, các nhà nghiên cứu đã xem xét dữ liệu từ Nghiên cứu the Nurses’s Health Study II (1989), trong đó bao gồm hơn 116.000 người phụ nữ từ 25-42 không có tiền sử bệnh tim hoặc đột quỵ. Trong khoảng hơn 20 năm theo dõi, nguy cơ mắc bệnh động mạch vành gia tăng ở hơn 11.000 người phụ nữ trong nghiên cứu được chẩn đoán mắc bệnh lạc nội mạc tử cung.

Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng việc gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung một phần có thể là do tác dụng phụ của các phương pháp phẫu thuật tử cung trước đó, bao gồm: Cắt bỏ hoàn toàn tử cung, cắt bỏ buồng trứng. Điều này dẫn đến mãn kinh sớm, yếu tố vốn được biết là làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim ở phụ nữ. Ngoài ra còn một số yếu tố nguy cơ khác như viêm nhiễm mạn tính và nồng độ cholesterol “xấu” (HDL) trong máu cao.

Cách tốt nhất để phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung tự bảo vệ mình là áp dụng các thói quen sống có lợi cho tim mạch, bất kể tuổi tác nào. Nên đến gặp bác sỹ để có được xét nghiệm đánh giá nguy cơ phát triển bệnh tim và hiểu biết về các triệu chứng của nó. Bởi, bệnh tim cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ, cho dù có bị lạc nội mạc tử cung hay không.

Phạm Quỳnh H+ (Theo Drweil)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch