Có nên làm đẹp trong khi điều trị ung thư vú?
Đậu nành giúp chống ung thư vú?
Thực phẩm tốt nhất dành cho bệnh nhân ung thư vú
Nấm và trà xanh: Sự kết hợp hoàn hảo để ngăn ngừa ung thư vú
Muốn không bị ung thư vú: Hãy ăn các loại rau họ cải!
Móng tay và móng chân có thể đặc biệt dễ bị tổn thương trong quá trình hóa trị điều trị ung thư vú. Các phản ứng phụ thường gặp bao gồm: Khô, xuất hiện các vết nứt, đường kẻ, móng bị vàng hoặc sậm màu, vỡ hoặc bị sờn, móng bị tách, dễ nứt gãy... Vùng da xung quanh móng tay cũng có thể dễ bị nhiễm trùng do vi khuẩn và có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh phù bạch huyết, sự tích tụ của dịch bạch huyết có thể dẫn đến sưng ở cánh tay.
Để chăm sóc móng tay, móng chân trong khi điều trị ung thư vú, bạn có thể áp dụng những chỉ dẫn dưới đây:
- Sử dụng kem dưỡng da, dưỡng ẩm cho da bàn tay/bàn chân và móng mỗi ngày. Nên chọn kem dưỡng có thành phần tự nhiên, không gây kích ứng cho da và móng.
- Cắt ngắn móng tay và móng chân.
- Luôn đeo găng tay bảo vệ khi làm việc nhà (làm vườn, rửa bát đĩa, giặt đồ…).
- Không nên sơn móng tay, móng chân.
- Không nên cắt măng rô (vùng da ở chân móng tay, móng chân).
- Không cắn móng tay, đặc biệt là bàn tay nằm cùng phía với bên vú bị ung thư, bởi lẽ nó có thể khiến bạn dễ bị nhiễm trùng hơn.
- Tốt nhất nên chăm sóc móng tay ở nhà. Nếu muốn làm móng tại tiệm làm móng, hãy mang theo bộ dụng cụ làm móng riêng của bạn, không dùng chung dụng cụ này với người khác.
- Uống nhiều nước (khoảng 2 lít nước mỗi ngày tùy nhu cầu cơ thể).
- Thoa dầu hạt bông cải xanh lên móng tay để dưỡng móng.
- Ăn nhiều thực phẩm giàu biotin như hạnh nhân, trứng, khoai lang, hành tây, cà chua, yến mạch…
- Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin E và thoa vitamin E lên móng.
- Vào mùa Đông, nên thư giãn rửa tay dưới vòi sen nước ấm khoảng 10 - 20 phút mỗi ngày, sau đó thấm khô bằng khăn mềm. Bạn cũng có thể ngâm chân trong nước ấm pha với thảo dược hoặc tinh dầu.
Theo dõi trên Health+ để biết cách chăm sóc sắc đẹp trong khi điều trị ung thư vú!
Bình luận của bạn