Dầu mè là chế phẩm được chiết xuất từ hạt mè, sử dụng trong cả ẩm thực, y học và làm đẹp
Nên dùng loại dầu ăn nào để chế biến thực phẩm ở nhiệt độ vừa?
Infographic: Các loại dầu ăn phù hợp để chế biến ở nhiệt độ cao
Dầu quả óc chó có phải loại dầu ăn lành mạnh, tốt cho sức khỏe?
Nên dùng loại dầu nào để chiên rán thực phẩm?
Dầu mè giàu chất chống oxy hóa và có đặc tính chống viêm
Dầu mè có chứa sesamol và sesaminol, hai chất chống oxy hóa mang lại lợi ích đáng kể cho sức khỏe. Chất chống oxy hóa là những chất giúp giảm tổn thương tế bào do các gốc tự do gây ra. Sự tích tụ dư thừa của các gốc tự do trong tế bào có thể dẫn đến viêm và bệnh tật.
Một nghiên cứu kéo dài 1 tháng trên chuột cho thấy rằng việc bổ sung dầu mè giúp bảo vệ khỏi tổn thương tế bào tim. Trong cùng nghiên cứu đó, những con chuột nhận được 2 hoặc 5ml dầu mè mỗi ngày cho mỗi 5 hoặc 10kg trọng lượng cơ thể cho thấy hoạt động chống oxy hóa tăng lên.
Dầu mè tốt nhất khi được nấu ở nhiệt độ thấp đến trung bình
Mặt khác, y học cổ truyền Đài Loan từ lâu đã biết đến dầu mè vì các đặc tính chống viêm của nó và sử dụng trong điều trị chứng viêm khớp, đau răng và trầy xước. Gần đây hơn, các nghiên cứu trên động vật và ống nghiệm cũng đã chỉ ra rằng chống viêm có thể là một trong những lợi ích sức khỏe chính của dầu mè.
Lợi ích sức khỏe của dầu mè
Dầu mè tốt cho tim mạch
Thực tế một chế độ ăn giàu chất béo không bão hòa rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Trong khi dầu mè bao gồm 82% acid béo không bão hòa. Đặc biệt, nó rất giàu acid béo omega-6, một loại chất béo không bão hòa đa cần thiết cho chế độ ăn uống lành mạnh, đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh tim mạch. nghiên cứu trên chuột cho thấy dầu mè có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim, thậm chí làm chậm sự phát triển của mảng bám trong động mạch.
Trên thực tế, dầu mè còn có thể làm giảm mức cholesterol khi được sử dụng thay cho dầu có nhiều chất béo bão hòa. Một nghiên cứu kéo dài 1 tháng ở 48 người trưởng thành cho thấy những người tiêu thụ 59ml dầu mè mỗi ngày có thể giảm mức cholesterol “xấu” (LDL) và chất béo trung tính (triglyceride) nhiều hơn so với những người tiêu thụ dầu ô liu.
Dầu mè giúp kiểm soát đường huyết
Tiêu thụ dầu mè có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh đái tháo đường. Một nghiên cứu cho thấy những con chuột mắc bệnh đái tháo đường ăn chế độ ăn bao gồm 6% dầu mè trong 42 ngày dẫn đến giảm đáng kể lượng đường trong máu so với những con chuột không được ăn dầu mè.
Một nghiên cứu ở 46 người lớn mắc bệnh đái tháo đường type 2 cho thấy dùng dầu mè trong 90 ngày giảm đáng kể đường huyết lúc đói và hemoglobin A1c (HbA1c) so với nhóm dùng giả dược.
Dầu mè hỗ trợ điều trị viêm xương khớp
Viêm xương khớp ảnh hưởng đến gần 15% dân số và là nguyên nhân phổ biến gây đau khớp. Trong một nghiên cứu kéo dài 28 ngày, các nhà nghiên cứu đã cho chuột dùng dầu mè với liều lượng hàng ngày là 1ml cho mỗi kg trọng lượng cơ thể. Kết quả cho thấy những con chuột này giảm các dấu hiệu của stress oxy hóa và các triệu chứng về khớp, chẳng hạn như đau khớp.
Lợi ích làm đẹp của dầu mè
Dầu mè giúp chữa lành vết thương
Trong một nghiên cứu trên động vật cho thấy việc điều trị tại chỗ bằng dầu mè được ozone hóa có liên quan đến mức độ cao hơn của collagen trong mô vết thương. Collagen là protein dồi dào nhất trong cơ thể, cũng là thành phần chính của các mô liên kết, cần thiết để làm lành vết thương.
Khả năng tăng tốc độ chữa lành vết thương của dầu mè có thể là do đặc tính chống oxy hóa và chống viêm viêm nó.
Bảo vệ da khỏi tia UV
Một số nghiên cứu cho thấy dầu mè có thể bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV gây hại cho làn da. Tác dụng này có thể phẩn lớn do hàm lượng chất chống oxy hóa cao có trong dầu.
Trên thực tế, dầu mè có khả năng chống lại 30% tia UV, trong khi nhiều loại dầu tự nhiên khác như dầu dừa, lạc, ô liu chỉ có thể chống lại 20%.
Một số tài liệu cho rằng dầu mè có thể là một loại kem chống nắng tự nhiên tốt và có chỉ số SPF tự nhiên. Tuy nhiên, các nghiên cứu về hiệu quả bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời vẫn còn hạn chế. Do đó, bạn vẫn nên sử dụng kem chống nắng.
Cải thiện sức khỏe tóc
Các hợp chất như sesamin, vitamin E trong dầu mè được phát hiện có thể làm tăng độ bóng và chắc của mái tóc.
Bình luận của bạn