Lợi ích từ GACP-WHO trong sản xuất TPCN

"Thực hành nông nghiệp và thu hái cây thuốc theo hướng dẫn của WHO đem lại nhiều lợi ích cho ngành dược liệu"

Sản xuất TPCN: Cần chọn đối tác đạt chuẩn GMP

Sản xuất thành công thực phẩm chức năng từ con hàu

Doanh nhân Hà Hồng Phúc: Sản xuất TPCN phải có 'Tâm' - không hề đơn giản…

Doanh nhân Lê Thị Biên: Người “bơi ngược dòng”

Doanh nhân Nguyễn Quang Thái: “Cộng đồng khỏe thì doanh nghiệp khỏe!”

Trả lời phỏng vấn của PV Health+ xung quanh nội dung này, Tiến sỹ Nguyễn Bá Hoạt – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dược liệu, cho rằng: "Thực hành nông nghiệp và thu hái cây thuốc theo hướng dẫn của WHO đem lại nhiều lợi ích cho ngành dược liệu".

Lợi ích không nhỏ khi áp dụng

Tiến sỹ Nguyễn Bá Hoạt
- Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dược liệu Trung ương.
- Hiện là Nghiên cứu viên cao cấp thuộc Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam.
- Là thành viên biên soạn Bộ tiêu chuẩn VietGAP-TPCN.

Tổ chức Y tế thế giới đã ban hành Hướng dẫn thực hành nông nghiệp và thu hái tốt đối với cây thuốc – GACP-WHO. Ý nghĩa của việc ban hành cuốn sách này là gì, thưa ông?

Cuốn sách là hướng dẫn tổng quát bao hàm từ lĩnh vực trồng trọt, thu hái, sơ chế biến, bao bì, đóng gói và bảo quản cho đến sản xuất các sản phẩm thuốc và thực phẩm chức năng phục vụ điều trị và phòng bệnh cho con người. Cần hiểu đúng nội dung cơ bản nhất của cuốn sách là để vận dụng tốt trong các tổ chức sản xuất cây dược liệu – thực phẩm chức năng (TPCN) tại Việt Nam.

Ông có thể giải thích rõ hơn?

Thực hành nông nghiệp tốt áp dụng cho cây thuốc là những nguyên tắc được thiết lập nhằm đảm bảo một môi trường sản xuất an toàn, sạch sẽ. Sản phẩm phải đảm bảo hàm lượng hoạt chất chính không thấp hơn mức dược điển quốc gia quy điinh, không chứa các tác nhân gây bệnh như chất độc sinh học (vi khuẩn, nấm…) và hóa chát (dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng…). Sản phẩm phải đảm bảo an toàn từ ngoài đồng đến khi sử dụng.

Cuốn sách được chia thành 2 phần: Nuôi trồng (GAP-WHO) và thu hái (GCP-WHO) và phần chế biến chung đối với cây thuốc. GAP-WHO bao gồm việc sản xuất theo hướng dẫn lựa chọn địa điểm, việc sử dụng đất đai, phân bón, nước, phòng trừ sâu bệnh, thu hái, tồn trữ, vệ sinh đồng ruộng và vận chuyển sản phẩm… nhằm phát triển nền nông nghiệp bền vững với mục tiêu là đảm bảo an toàn cho sản phẩm, đảm bảo an toàn cho người sản xuất, bảo vệ môi trường và truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm.

GAP-WHO đảm bảo an toàn cho sản phẩm, cho người sản xuất và bảo vệ môi trường

Xin nói thêm về việc truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. Với thực tế quản lý nuôi trồng cây dược liệu hiện nay thì nhà quản lý khó có thể tìm ra được nôi trồng và sản xuất khi phát hiện ra những sản phẩm dược liệu có chất lượng thấp. Nhưng nếu quản lý theo GAP-WHO, mỗi lô dược liệu được trồng đều có hồ sơ lưu trữ. Và hồ sơ đó sẽ đi theo sản phẩm vào nhà máy sản xuất cũng như đến khi thành phẩm. Khi phát hiện ra sản phẩm không đảm bảo chất lượng, nhà quản lý hoàn toàn có thể tìm được vị trí trồng cây dược liệu, từ đó xác định nguyên nhân do chất lượng đất, nước tưới hay do chăm bón… và từ đó tìm ra hướng để cải thiện.

Vậy, việc áp dụng hướng dẫn thực hành nông nghiệp tốt sẽ đem lại lợi ích gì cho ngành dược liệu?

Như tôi đã nói ở trên, áp dụng GACP-WHO, chúng ta sẽ thu được nguồn dược liệu tốt, sạch và đảm bảo sự phát triển bền vững, đồng thời, có được những sản phẩm dược liệu và TPCN tốt với người tiêu dùng. Hơn nữa, việc thu lợi nhuận từ xuất khẩu cũng rất lớn. Hiện nay, 100% các quốc gia Tây Âu sử dụng nguồn nguyên liệu sạch được trồng và thy hái theo GACP. Hai quốc gia áp dụng ACP-WHO sớm nhất là Trung Quốc và Nhật Bản. Trung Quốc hiện nay là quốc gia dẫn đầu về xuất khẩu dược liệu trên thế giới, sau đó là Singapore, Brazil, Ấn Độ, Ai Cập… Chính việc áp dụng GACP-WHO giúp các quốc gia này đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn nhập khẩu dược liệu khắt khe của các quốc gia Châu Âu và Mỹ.

Ứng dụng VietGAP-TPCN

Vậy, các vùng nguyên liệu dược liệu ở nước ta đã áp dụng phương thức này?

Việt Nam có nguồn dược liệu phong phú và điều kiện thiên nhiên ủng hộ chúng ta trong việc phát triển vùng nguyên liệu. Tuy nhiên, nhiều vùng dược liệu mới chỉ chú ý đến an toàn cho sản phẩm và chưa bảo vệ người sản xuất và bảo vệ môi trường. Đây là điểm yếu khiến chúng ta không thể phát triển lâu dài trong khi nhóm cây dược liệu là nhóm tài nguyên tái tajod dược, đem lại nguồn thu nhập tốt, ổn định cho người dân. Vì thế, áp dụng cách thức trồng và thu hái theo hướng dẫn của WHO là con đường phát triển tất yếu trong tương lai.

Vài năm gần đây, một số vùng cây dược liệu đã được trồng theo GACP, được quản lý một cách chặt chẽ, giúp các công ty đầu tư vùng nguyên liệu có được sản phẩm chất lượng, xuất khẩu được sang các nước trên thế giới như Nga, các nước SNG và được thị trường các nước này chấp nhận. Tuy nhiên, các vùng nguyên liệu này dù đã áp dụng thực hành theo GACP nhưng vẫn chưa được công nhận một cách chính thức.

Vì sao, thưa ông?

Trong sản xuất nông nghiệp, các vùng quy hoạch đều áp dụng GACP cho từng loại cây trồng. Bộ Nông nghiệp và Phát troeern nông thôn cũng ban hành quy định đối với từng loại cây như chè, cây ăn quả, rau sạch… đồng thời, cấp giấy chứng nhận thành phẩm.

Cuối năm 2012, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam cũng đã ban hành Bộ quy chế VietGAP-TPCN, trong đó có hướng dẫn quy trình thực hành nông nghiệp và thu hái tốt đối với cây dược liệu TPCN. Đây là văn bản quy định đầu tiên hướng dẫn thực hành nông nghiệp và thu hoạch tốt đối với cây dược liệu – TPCN ở Việt Nam. Điều đáng tiếc là hiện nay mới chỉ có 1 đơn vị trồng cây dược liệu và sản xuất TPCN đăng ký áp dụng triển khai.

Cuối năm 2012, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam cũng đã ban hành Bộ quy chế VietGAP-TPCN

Theo ông, đâu là nguyên nhân?

Trong bối cảnh thị trường dược liệu hiện nay thì việc bị đẩy cao về giá thành sản xuất khiến các doanh nghiệp đang phân vân khi lựa chọn có hay không việc áp dụng VietGAP-TPCN với cây dược liệu – TPCN. Ước tính, khi áp dụng phương pháp nuôi trồng tốt này thì giá thành sản phẩm tăng 10 – 15%, khó có thể cạnh tranh với nguồn nguyên liệu nuôi trồng theo cách bình thường.

Liệu chúng ta có giải pháp nào cho vấn đề này, thưa ông?

Trước hết, cần kiến nghị với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế xây dựng mô hình trình diễn cho từng vùng trồng cây TPCN theo VietGAP-TPCN để khuyến cáo nhân rộng. Đồng thời, mở rộng tuyên truyền, quảng bá về sản xuất nguyên liệu theo VietGAP-TPCN đến người sử dụng dược liệu.

Với các công ty sản xuất, cần gây dựng vùng dược liệu ổn định, áp dụng VietGAP-TPCN để tạo được nguyên liệu chất lượng cao, đảm bảo chất lượng sản phẩm. Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam cần có chính sách hỗ trợ các công ty lần đầu áp dụng VietGAP-TPCN về hướng dẫn kỹ thuật, chỉ dẫn thủ tục nhanh chóng xây dựng đượ cmoo hình chuẩn phục vụ tham quan học tập và nhân rộng.

Cảm ơn ông về những chia sẻ hữu ích này!

Thùy Chi H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Trò chuyện