- Chuyên đề:
- Kinh nghiệm nuôi con
Mặc tã vừa vặn, khô thoáng, có độ thấm hút tốt để ngừa hăm tã cho bé
Trị hăm tã theo cách dân gian cho trẻ
Chữa hăm tã cho trẻ sơ sinh đơn giản với dầu mè
Mẹo chọn tã giấy tốt, chuẩn cho người già
Mẹ cần biết - Những lưu ý chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè
Vì sao trẻ bị hay bị hăm mùa hè?
Nắng gắt đầu hè cùng thời tiết nóng ẩm dễ khiến nhiều trẻ bị hăm da, nhất là với những bé có làn da nhạy cảm. Hăm da tuy không phải là bệnh lý nghiêm trọng nhưng tình trạng này ảnh hưởng đến hoạt động và sức khỏe của bé, khiến bé ăn không ngon, chơi không ngoan
Một nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng hăm da là cha mẹ lạm dụng phấn rôm. Nhiều mẹ rất thích thoa một lượt phấn rôm cho bé sau khi bé tắm xong. Tuy nhiên, phấn rôm dễ làm bít tắc lỗ chân lông, gây khó khăn cho việc thoát ẩm của da và khiến hăm da xuất hiện. Việc các mẹ vô tư đóng bỉm cho bé suốt ngày mà không quan tâm đến thời tiết, đặc biệt vào những ngày hè nóng bức cũng là nguyên nhân khiến bé bị hăm nặng hơn.
Hăm tã khiến bé khó chịu, quấy khóc
Các bé bị tiêu chảy cấp sau 2 - 5 ngày cũng thường xuất hiện các triệu chứng của hăm da. Mẹ sẽ thấy ở vùng quấn tã, xung quang bộ phận sinh dục da của bé bị đỏ lên, kèm theo mùi khai. Các đốm đỏ có thể bắt đầu từ hậu môn của bé sau đó lan dần ra tới mông và đùi. Da vùng quanh hậu môn có màu đỏ tươi, sau thành loét đỏ, chảy nước, chảy máu, diễn tiến có mủ. Cảm giác đau rát ở vùng bị hăm khiến bé quấy khóc nhiều, kém ăn, khó ngủ.
Bị hăm do đóng bỉm là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh, do da bé khá mỏng và nhạy cảm, đóng bỉm/tã quá lâu khiến nước tiểu đọng lại chà xát vào da bé, gây kích ứng da, khiến da bị tấy đỏ và đau. Một lý do phụ khác là do bé tắm xong, mẹ chưa lau khô người cho bé đã vội đóng bỉm/quấn tã. Vùng da bẹn của bé không được khô ráo dẫn đến bị hăm.
Mẹ cần làm gì để bé không bị hăm tã
Giảm thời gian đóng bỉm cho bé một cách tối đa: Trong thời tiết mùa hè, bé vẫn có thể đóng bỉm nhưng cha mẹ nên giảm số giờ đóng bỉm cho trẻ. Cách khắc phục tốt nhất là nên tập cho trẻ thói đi vệ sinh vào một giờ nhất định để hạn chế mặc bỉm ban ngày.
Cha mẹ nên để da trẻ khô hẳn trước khi mặc bỉm mới vào
Chọn loại bỉm có bề mặt mềm mại và thoáng mát: Làn da của bé cực kì nhạy cảm, nên khi chọn mua bỉm cho con, mẹ cần lưu ý không nên chọn bỉm quá cứng, thô dày và gây nóng rát bẹn của bé. Ngoài ra, các mẹ cũng cần nhớ bỉm phải có tốc độ thấm hút nhanh nhờ nhiều lỗ hổng li ti (thường là màu xanh), đồng thời, đảm bảo bề mặt luôn luôn khô ráo để tránh tình trạng viêm nhiễm.
Mỗi lần thay bỉm cần phải vệ sinh sạch sẽ: Theo lời khuyên của các chuyên gia, vào mùa hè, cứ khoảng 4 tiếng mẹ hãy thay bỉm cho bé một lần tránh trường hợp để bé mặc bỉm quá lâu. Nên nhớ, mỗi lần thay bỉm cho bé, mẹ cần vệ sinh, lau chùi thật sạch sẽ để tránh cho da bé bị hăm.
Mẹ đừng quên 4 tiếng thay bỉm cho trẻ 1 lần
Tránh đóng bỉm quá chặt: Với thời tiết mùa hè nóng bức, mẹ nên tránh đóng bỉm quá chặt, không đúng với kích cỡ của bé nhé bởi các đường bỉm hằn chặt lên da cùng với lượng mồ hôi ướt dính tiết da chắc chắn sẽ làm cho bé cảm thấy khó chịu vô cùng. Vì vậy, lời khuyên dành cho mẹ là nên lựa chọn những loại bỉm đúng với size của bé yêu. Hãy lưu ý đến kích cỡ phù hợp với cân nặng của con trên mỗi bịch bỉm để lựa chọn cho đúng.
Sử dụng kem chống hăm: Sử dụng kem chống hăm cho bé ở các nếp gấp để bảo vệ da, ngăn ngừa nước tiểu ngấm vào da bé cũng là điều các mẹ nên làm trước khi mặc tã cho bé.
Không mặc tã bỉm khi bé bị hăm: Khi bé đã bị viêm nhiễm, hăm tã thì bạn lưu ý không nên mặc tã cho bé mà hãy vệ sinh thật sạch, dùng các loại kem trị hăm để sử dụng cho bé. Nếu tình trạng bé bị nặng, hãy đưa bé đến bệnh viện để được chăm sóc một cách tốt nhất.
Tránh các loại thuốc chứa hydrocortisone: Các loại thuốc, kem trị hăm chứa hydrocortisone có thể trị hăm tã hiệu quả nhưng lại gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm. Vì vậy mẹ hãy thận trọng trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào cho bé.
Bình luận của bạn