Hàng triệu bé trai sẽ bị vô sinh vì... bỉm?

Đóng bỉm bị nghi ngờ là nguyên nhân khiến bé trai bị vô sinh

Nghệ An: Đình chỉ hoạt động cơ sở nước đóng bình Plaza

Nước đóng bình giá rẻ làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Con béo - mẹ phải mạnh tay!

Hiếu động, nghịch ngợm - Cẩn thận là bệnh!

Chứng hiếu động quá mức ở trẻ

Đóng bỉm gây vô sinh?

Là đứa đầu lòng nên con của chị Trần Hải Yến (26 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội) được bố và ông bà nội chăm sóc rất kỹ lưỡng. Ngày bé chưa chào đời, chị Yến với chồng chẳng bao giờ to tiếng, lời qua tiếng lại gây mất hòa khí gia đình. Tuy nhiên từ ngày có em bé, chồng chị lại hay để ý cách chăm con của vợ. Từ những chuyện cỏn con như cho con ăn thế nào, tắm cho con ra sao… đến chuyện quấn tã, đóng bỉm của bé. Mấy hôm trước, chị và chồng đã có cuộc cãi vã nảy lửa vì anh nhất quyết không cho chị đóng bỉm cho con chỉ vì: “Anh thấy các chị cùng cơ quan nói nếu đóng bỉm cho con trai sau này bé sẽ bị vô sinh”.

Tương tự như vợ chồng chị Trần Hải Yến, ông bà nội của cháu Nguyễn Đức Long (4 tháng tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội) cũng nhất quyết không cho bố mẹ bé đóng bỉm cho cháu. Theo lời người mẹ, hôm nọ ông bà nội của cháu sang nhà người bạn chơi, được họ cảnh báo, bé trai nhà chị mà đóng bỉm, cơ quan sinh dục của bé sẽ bị bịt kín mít, tinh hoàn nóng lên, có thể sẽ bị hỏng và sau này bé sẽ không thể có con. Thế là từ đó, mặc dù mẹ bé có thuyết phục đủ các kiểu như đóng bỉm giúp cháu mẹ vừa sạch sẽ, tiện lợi cho mà ông bà cũng đỡ phải vất vả. Nhưng nói đến đứt cả lưỡi ông bà cũng chẳng chịu nghe, bà nội cháu lại còn quay ra gắt gỏng: "Cô không hầu thì để ông bà già này hầu!".

Bỉm là đồ dùng sơ sinh rất thông dụng

Trước thắc mắc, băn khoăn của bố mẹ, ông bà dạo gần đây về việc đóng bỉm có gây ra vô sinh ở bé trai hay không, ThS. Lê Thanh Thúy - Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, khẳng định: "Hiện tại chưa có cơ sở nào chứng minh việc dùng bỉm có thể gây vô sinh cho các bé trai. Bắt đầu từ tuổi dậy thì (từ 13 - 14 tuổi), tinh trùng của các bé mới bắt đầu xuất hiện và phải đến 14 - 15 tuổi thì nó mới trưởng thành. Do đó từ khi sinh đến lúc bé 2 tuổi, khi các mẹ đóng bỉm cho con sẽ không có ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản của bé sau này vì bộ phận sinh dục của trẻ hiện tại chỉ có chức năng vệ sinh chứ chưa có khả năng sản xuất tinh trùng".

BS. Tạ Việt Cường – Phòng khám Nam khoa, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cũng cho hay, việc dùng bỉm hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến việc sinh sản của các bé trai sau này. Tổ chức da của vùng tinh hoàn có chức năng co và giãn để đảm bảo nhiệt độ vùng tinh hoàn luôn ở 35 độ C. Trừ khi trẻ sống ở vùng có nhiệt độ quá nóng còn hầu hết các em bé đều được ở trong phòng mát hoặc có nhiệt độ trung bình là 28 độ C nên việc dùng bỉm cũng không gây ảnh hưởng đến chức năng của tinh hoàn về sau này.

Không nên đóng bỉm cho bé 24/24

Tuy không có khả năng gây vô sinh ở bé trai nhưng BS. Hoàng Thúy Hải - Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Cộng đồng, cho biết, hiện nay có một thực tế là các ông bố bà mẹ thường lạm dụng việc sử dụng bỉm cho con, có gia đình còn đóng bỉm 24/24 cho bé. Nguyên do là việc trẻ dùng bỉm thì bố mẹ sẽ nhàn hơn rất nhiều. Tuy nhiên, vị bác sỹ này chia sẻ, cứ đóng bỉm như vậy sẽ không tạo được phản xạ có điều kiện cho bé. Với những trẻ đóng bỉm thường xuyên, khi nào có nhu cầu tiểu tiện và đại tiện thì cứ thế cho ra theo bản năng mà không có giờ giấc nhất định.

Cần lau sạch vùng mông, bẹn của bé bằng nước ấm và để khô thoáng khí rồi mới đóng bỉm mới 

Ngoài ra, khi đóng bỉm cho bé trai hay bé gái cũng đều có thể ảnh hưởng tới các cơ quan phía dưới bao gồm cả cơ quan sinh dục hay hậu môn bởi khi đeo bỉm liên tục, nhiệt độ ở vùng đó tăng lên, gây bí, không thoát được mồ hôi. Cho nên nếu bé được đóng bỉm nhiều mà không dùng chất bảo vệ hay bột tan thì có thể gây hăm hay loét da vùng mông.

Đồng quan điểm, Bác sỹ Trịnh Ngọc Thịnh – Bệnh viện Da liễu Trung ương cũng nhấn mạnh, cha mẹ nên hạn chế tối đa đóng bỉm cho trẻ, tốt nhất là chỉ nên dùng vào ban đêm vì sản phẩm có tốt đến mấy nếu lạm dụng cũng sẽ dễ bị viêm da, ngứa ngáy. “Ban ngày nên để vùng kín của bé thoáng khoảng 2 - 3 tiếng. Sau 4 - 5 giờ cần thay bỉm cho trẻ, lau sạch vùng bẹn, mông của trẻ bằng nước ấm trước khi thay và để khô thoáng khí mới đóng bỉm khác cho bé”, BS.Thịnh cho biết.

Cuối cùng, ông khuyến cáo, thị trường hiện nay có rất nhiều loại bỉm. Các ông bố bà mẹ chỉ nên chọn loại bỉm nào rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhãn mác. "Tuyệt đối không dùng những sản phẩm bỉm, tã, giấy vệ sinh được đóng gói bằng tay, không rõ thông tin sản phẩm bởi các loại này có nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao, chất lượng thấm hút lại kém, quăn lại nhiều nếp sau một thời gian ngắn sử dụng. Đặc biệt, chỉ sử dụng sau 1- 2 giờ đã có mùi hôi, khó chịu sẽ gây mẩn ngứa nhiễm trùng thậm chí có thể gây bệnh ung thư da", BS. Thịnh nói.

Nếu đã tìm được loại bỉm nào tốt, dùng hợp với con thì không nên thay đổi. Ngoài ra, gia đình cũng không nên dùng các loại bỉm chật khiến con bị khó chịu và gây bỏng rát. Với những bé chưa biết nói, khi bị ngứa ngáy khó chịu, bé sẽ quấy khóc, một trong những nguyên dân có thể là do bỉm. Lúc đó bố mẹ nên kiểm tra và thay bỉm cho con thường xuyên.

Nhiều ông bố bà mẹ chưa có kiến thức về chăm sóc bé hoặc chăm sóc không đúng cách sẽ gây nguy hại cho sức khỏe của trẻ. Hiện tại số lượng trẻ bị viêm da, nhiễm khuẩn đường tiểu do đóng bỉm ngày càng nhiều. Không ít trường hợp trẻ phải nhập viện trong tình trạng viêm loét, dịch chảy tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn phát triển. Bố mẹ cũng cần lưu ý, khi mới ở dạng viêm, dị ứng nhẹ, ở những vùng da tiếp xúc với bỉm sẽ bị ửng đỏ, đau rát, thậm chí bong vảy. Khi gặp phải trường hợp này cần sớm đưa trẻ đến bác sỹ chuyên khoa để được tư vấn chữa trị.


M.Hiếu H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ