Lưu ý khi mắc viêm thanh quản

Viêm thanh quản cấp tính có thể tiến triển thành mạn tính nếu không điều trị kịp thời

Viêm thanh quản – không còn là nỗi lo

Khi nào cần đưa người cao tuổi đi khám viêm thanh quản?

Điều trị viêm thanh quản đơn giản hơn bạn tưởng!

Khàn tiếng kéo dài có nguy hiểm?

Theo GS.TS Trần Hữu Tuân – Nguyên Viện phó Viện Tai Mũi Họng Trung ương, viêm thanh quản là bệnh thường gặp, nhất là khi thời tiết thay đổi. Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, môi trường ngày càng ô nhiễm, thời tiết thay đổi bất thường khiến các bệnh về thanh quản ngày càng gia tăng. Hậu quả mà người bệnh thường hay gặp phải là tình trạng khản tiếng, mất tiếng. Bệnh nhân khi nói thường chóng mệt, hụt hơi, giọng khản có khi mất hẳn tiếng gây rất nhiều khó khăn, rắc rối trong giao tiếp, ảnh hưởng lớn đến công việc.

Nếu bạn bị mắc viêm thanh quản, hãy lưu ý những điều sau đây:

Bỏ cà phê và những đồ chứa caffeine

Sử dụng cà phê là thói quen khó bỏ của nhiều người, trong khi đó đối với những bệnh nhân viêm thanh quản, caffeine sẽ làm cho họ bị mất nước ở cổ họng, khiến cho tình trạng viêm trở nên nặng nề hơn.

Cho dù bạn mê cà phê, hãy đợi khỏi viêm thanh quản đã!

Không chỉ cà phê mới chứa caffeine, nhiều loại đồ uống khác như một số loại trà và nước ngọt cũng chứa loại chất này, bạn nên lưu ý những thành phần ghi trên nhãn sản phẩm để lựa chọn đồ uống phù hợp.

Sử dụng nước súc miệng chuyên dụng

Những loại nước súc miệng này có thể mua dễ dàng ở các quầy thuốc, có tác dụng chống viêm, sát khuẩn, giữ cho miệng và cổ họng ẩm, giúp điều trị viêm họng và viêm thanh quản.

Nói chuyện nhẹ nhàng

Khi đã bị viêm thanh quản, bạn nên nói chuyện thật nhẹ nhàng và chậm rãi, tránh la hét hoặc nói to. Bệnh viêm thanh quản sẽ trở nên nặng hơn khi các dây thanh hoạt động với tần suất lớn và biên độ rộng.

Nếu có thể, bạn nên hạn chế nói

Khi không có việc gì quan trọng, hãy để cho cổ họng của bạn được nghỉ ngơi. Cũng như các bộ phận bị thương khác, chúng cũng cần được nghỉ để vết thương chóng lành. 

Hạn chế tối thiểu hắng giọng cho dù bạn có ngứa cổ cỡ nào. Bạn có thể sử dụng kẹo ngậm làm ấm cổ và giảm bớt cảm giác ngứa rát. Càng hắng giọng, cổ họng của bạn càng bị kích thích mạnh.

Không hút thuốc lá

Thuốc lá có hàng trăm loại chất độc hại. Khi hút thuốc, khói thuốc lá vào phổi sẽ phải đi qua cổ họng của bạn và nhiễm độc ổ viêm thanh quản. Nếu không bỏ được thuốc lá, hãy ngừng hút cho đến khi bạn khỏi bệnh.

Ngay cả việc bị ảnh hưởng khói thuốc lá từ người khác cũng là một nguyên nhân khiến viêm thanh quản nặng hơn.

Nói không với chất kích thích

Đồ uống có cồn là kẻ đã “lấy đi” phần lớn lượng nước trong cơ thể bạn, biểu hiện là khi say rượu bạn sẽ rất háo nước. Nếu lạm dụng rượu khi bạn bị mắc viêm thanh quản, bệnh có nguy cơ biến chứng thành mạn tính là rất cao.

Ngoài ra, cần sa, cocain hay một số loại chất kích thích mạnh khác cũng là “chất độc” với cổ họng của bạn.

Cải tạo không khí

Nếu thời tiết khô, nóng, bạn có thể sử dụng máy tạo ẩm nhưng loại máy này cần được vệ sinh thường xuyên với nguồn nước sạch. Nếu có điều kiện hơn, máy lọc không khí là sự lựa chọn tốt nhất cho bạn.

Tránh tiếp xúc với môi trường không khí bị bụi bẩn, bạn nên thường xuyên đeo khẩu trang khi tham gia giao thông.

Có thể sử dụng các vị thuốc thảo dược 

Trong điều trị viêm thanh quản, bên cạnh việc sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sỹ, nhiều người cũng đang có xu hướng lựa chọn những vị thuốc thảo dược bởi tính an toàn và hiệu quả bền vững. Đặc biệt trong đó, vị thuốc rẻ quạt rất được ưa chuộng từ lâu trong dân gian để điều trị các bệnh về viêm họng, viêm thanh quản, khản tiếng.

Tiểu Bắc H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp