Mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo cần có những gì?

Mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo cần chuẩn bị những gì để đúng và chuẩn phong tục

Nét đẹp của phong tục cúng ông Công, ông Táo

Cúng ông Công ông Táo cần chuẩn bị những lễ gì?

Hà Nội tạm dừng tổ chức lễ hội dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần

Mẹo dọn nhà nhanh sạch, không tốn sức đón Tết

Theo quan niệm dân gian, hàng năm, vào ngày 23 tháng Chạp, Táo quân lại cưỡi cá chép lên Thiên đình chầu trời, báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của của gia chủ trong một năm. Vì vậy, cứ vào dịp này, các gia đình Việt sẽ dành thời gian dọn dẹp nhà cửa, sắm sửa mâm lễ nhỏ cùng tấm lòng thành dâng lên thần linh, gia tiên và cúng tiễn ông Táo lên chầu trời.

Mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo gồm những gì?

Mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo không cần cầu kỳ nhưng lại cần sự trang trọng, chu đáo, thể hiện được tấm lòng thành của gia chủ trước bàn thờ vị thần cai quản đất đai và vị thần cai quản bếp núc. Tùy thuộc vào điều kiện và gia cảnh, mỗi gia đình có thể chuẩn bị lễ cúng ông Công, ông Táo phù hợp.

Về lễ vật cúng ông Công, ông Táo: Mũ Táo quân gồm có 2 mũ ông và 1 mũ bà. Mũ dành cho bà không cần cánh chuồn nhưng mũ dành cho ông cần 2 cánh chuồn. Đồ vàng mã sẽ được đốt sau lễ cúng ngày 23 tháng Chạp.

Để tiễn ông Công, ông Táo về chầu trời, ở miền Bắc người dân còn cúng cá chép sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa rồng" đưa ông Táo về trời. Cá chép sẽ được phóng sinh (thả ra ao, hồ, sông) sau khi cúng.

Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, các gia đình hoặc làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng…) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc…) để tiễn Táo Quân.

Mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo

Mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo

Mâm cỗ mặn cúng ông Táo thường bao gồm:

- 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối

- 5 lạng thịt vai luộc hoặc gà luộc ngậm hoa hồng

- 1 bát canh mọc hoặc canh măng

- 1 đĩa xào thập cẩm, 1 đĩa giò

- 1 đĩa xôi gấc hoặc bánh chưng

- 1 đĩa trái cây

- 1 ấm trà sen, 3 chén rượu

- 1 quả cau, lá trầu

- 1 lọ hoa cúc hoặc hoa đào, giấy tiền, vàng mã

Mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo trên đây chỉ là gợi ý, mỗi gia đình có thể tùy biến theo cách riêng để phù hợp với điều kiện, quan niệm. Cũng có những gia đình không cúng đồ mặn. Quan trọng nhất vẫn là thành tâm, trang trọng, chu đáo, thể hiện được tấm lòng thành của gia chủ trước bàn thờ vị thần cai quản đất đai và vị thần cai quản bếp núc.

Cỗ cúng ông Công, ông Táo ở miền Bắc và miền Nam khác nhau thế nào?

Người xưa quan niệm, việc sắm 1 mâm lễ cúng đủ đầy tượng trưng cho ước muốn 1 năm mới may mắn, sung túc. Tuy nhiên tùy theo từng vùng miền, địa phương mà mâm cỗ cúng ông Công ông Táo sẽ khác nhau.

Miền Bắc thường cúng ông Công, ông Táo trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp. Mâm cỗ cúng được làm thịnh soạn, có đủ thị cá, hoa quả, cau trầu. Ngoài ra còn chuẩn bị ba con cá chép để ông Công, ông Táo cưỡi bay về trời. Khi tuần hương thứ nhất gần tàn, vàng mã được hóa đi, cá chép được đưa đi thả ở các ao chùa, sông, suối… Mâm cơm được hạ xuống cả nhà cùng ăn.

Còn ở miền Nam, ông Công, ông Táo hay còn được gọi là ông đầu rau, là người cai quản trong nhà bếp. Để ghi công đức của họ người dân Nam Bộ cũng làm mâm cỗ tiễn các ông về trời để báo công việc làm ăn của gia chủ với ông trời. Tuy nhiên, cỗ cúng thường được làm về đêm, người ta không làm cỗ mặn và không có tục thả cá như miền Bắc. Cỗ chỉ có các loại bánh kẹo đuộc làm bằng vừng đen như mè xửng, kẹo viên, kẹo lạc, hoa quả. Mâm cỗ được để và thắp hương ở trong bếp, khi nhà bếp được lau dọn sạch sẽ sau bữa cơm chiều. Sau khi hương tàn, cỗ cúng được mang xuống để cả nhà cùng ăn.

 
Nguyễn An (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Văn hóa