Muốn "độn thổ" vì cơ thể có mùi cá ươn

Mùi mồ hôi khó chịu là rào cản khiến bạn mất tự tin trong giao tiếp

Điều trị mồ hôi nhiều bằng phương pháp điện ion

Bé bị lạnh chân tay, ra mồ hôi nhiều là bệnh gì?

Ra mồ hôi sau khi “yêu”: Bệnh nguy hiểm

Có nên cắt hạch thần kinh giao cảm trị mồ hôi nhiều?

Hội chứng mùi cá là gì?

Trimethylaminuria (TMAU) hay còn được gọi là hội chứng mùi cá là một rối loạn trao đổi chất hiếm gặp, gây ra rối loạn trong việc sản xuất các enzyme flavin. Enzyme bình thường có chứa hormone monooxygenase 3 (FMO3). Khi FMO3 bị thiếu thì cơ thể mất khả năng phá hủy các trymethylamine (TMA) trong quá trình tiêu hóa thức ăn thành trimethylamine oxide (TMAO). TMAO tích tụ dần trong cơ thể và khiến cơ thể khi thở, tiết mồ hôi nhiều và mồ hôi có mùi rất khó chịu như mùi cá chết.

Ngoài ra còn có dạng bệnh di truyền mang tên Primary Trimethylaminuria (TMAU sơ cấp) gây nên bởi một gene lỗi nhưng rất hiếm gặp cũng khiến cơ thể có mùi mồ hôi khó chịu như mùi cá. Mùi mồ hôi tanh như mùi cá chết còn xuất hiện ở những phụ nữ bị nhiễm khuẩn âm đạo loại garanerella vaginalis. Chính vi khuẩn này sinh ra mùi tanh. Nếu viêm nhiễm âm đạo ở tình trạng nặng, vệ sinh kém thì mùi tanh sẽ càng nặng hơn.

Nhiều người có mồ hôi mùi cá do rối loạn enzyme

Điều trị như thế nào?

Theo TS. Robin Lachmann – Chuyên gia về chuyển hóa ở Bệnh viện Đại học Y London (Anh): “Hội chứng TMAU là hội chứng hiếm gặp, thậm chí nhiều bác sỹ khám bệnh chưa nghe thấy bao giờ nên không phát hiện ra bệnh kịp thời, làm cho người bệnh phải mất nhiều thời gian mới chẩn đoán đúng”. 

Hiện nay, chưa có phương pháp nào điều trị căn bệnh này, nhưng chế độ ăn ảnh hưởng rất nhiều đến lưu lượng mùi hôi tiết ra. Người bệnh nên kiêng những thực phẩm có chứa hàm lượng trymethlamine cao như: Trứng, thịt, cá, pho mát, tinh bột, rau có màu xanh đậm như súp lơ, đậu Hà Lan, hải sản và dầu cá.

Một số loại trái cây có thể khiến tình trạng mồ hôi nặng mùi nặng thêm. Vì vậy, người bệnh chỉ nên ăn một số loại củ, quả như: Dâu tây, lê, cà rốt, củ cải, khoai tây...

Người bệnh có thể hạn chế mồ hôi có mùi bằng cách giảm mùi bằng việc tăng cường vệ sinh cơ thể, sử dụng chất khử mùi và áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Một số phương pháp được các bác sỹ áp dụng cho bệnh nhân mắc hội chứng mùi cá như: Cho bệnh nhân dùng kháng sinh metronidazole ngắn hạn hoặc từng đợt 1 - 2 tuần để hạn chế sự tạo thành TMA; Dùng một số kháng sinh khác như Neomycin, hoặc tăng cường các vi khuẩn có lợi như lactobacillus để ngăn cản các vi khuẩn tạo ra TMA… tuy nhiên các biện pháp này chưa được ứng dụng rộng rãi.

Để hạn chế hội chứng mùi cá, người bệnh nên giảm thiểu những yếu tố làm cho bệnh thêm trầm trọng như rối loạn kinh nguyệt, sốt, stress. Ngoài ra, nên giữ vệ sinh cơ thể, mặc quần áo thoáng rộng, uống nhiều nước và kết hợp với một số phương pháp như: Ngâm chân trong nước muối nóng, day bấm huyệt, châm cứu. Bên cạnh đó, việc sử dụng sản phẩm thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên như: Thiên môn đông, hoàng kỳ, sơn thù du… cũng có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị căn bệnh khó chịu này.

Thùy Trang H+

Thực phẩm chức năng viên nén Hòa Hãn Linh:
Thành phần: Hoàng Kỳ, thiên đông, sơn thù du và một số hoạt chất như taurine, magie clorua
Công dụng: - Giúp hỗ trợ điều trị chứng ra mồ hôi nhiều ở lòng bàn tay, chân, trán, ngực, lưng
                - Giảm tình trạng hồi hộp, lo âu, tăng sức đề kháng, chống mệt mỏi.
Sản phẩm được tiếp thị bởi Công ty Cổ phần Trung Mỹ. Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 1468/2014/XNQC - ATTP
*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
**Thông tin về sản phẩm do nhà phân phối/tiếp thị cung cấp và chịu trách nhiệm.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết