Mỗi một tư thế ngủ của bé đều có những ưu và nhược điểm khác nhau
Khi nào nên cho trẻ ăn dặm?
Nguy hiểm mang tên: Sinh non và già tháng!
Tật mút tay ở trẻ... chớ coi thường!
70% trẻ nhập viện do tiêu chảy, viêm đường hô hấp
Thuốc mê chợ ảo náo loạn đời thực
Nằm ngửa
Tốt nhất là nên để bé ngủ ở tư thế nằm ngửa, vì tư thế nằm này toàn bộ các phần cơ trên cơ thể bé đều được thả lỏng, áp lực lên nội tạng của bé như tim, dạ dày, đường ruột và bàng quang là rất ít. Đặt bé nằm ngửa sẽ giúp bố mẹ có thể dễ dàng quan sát những biểu hiện trên nét mặt của bé khi đang ngủ.
Tư thế này cũng có tính an toàn tương đối cao do hạn chế được khả năng mũi, miệng bé bị ngoại vật che lấp, gây khó thở.
Nằm ngửa cũng giúp bé thả lỏng toàn bộ các cơ, làm giảm áp lực lên cơ quan nội tạng còn non nớt của bé
Tuy nhiên, bé sơ sinh thường hay bị trớ sữa. Nguyên nhân là do sau khi thức ăn bị trào ngược lên từ dạ dày sẽ tích tụ lại ở bên ngoài yết hầu, không dễ đẩy ra khỏi miệng nên dễ dẫn đến nguy cơ bé bị sặc sữa vào khí quản và phổi. Thêm nữa, vì đầu của bé chưa định hình hoàn toàn nên luôn nằm ngửa sẽ khiến đầu bị bẹp, ảnh hưởng đến nét đẹp sau này của bé.
Các bác sỹ khuyên rằng nếu bạn nuốn cải thiện hình dáng đầu cho bé, bạn có thể bắt đầu dần dần từ tư thế nằm nghiêng cho con. Sau khi đầy tháng, bé lúc này đã có thể đủ sức để quay phần đầu. Thường thì sau khi bé ngủ được 1 tiếng bạn sẽ thấy đầu bé chuyển ra khỏi gối rồi, cho nên các mẹ cần chú ý hơn cho giấc ngủ của bé để tránh hiện tượng đầu bé trượt ra khỏi gối mà phát sinh sự cố ngoài ý muốn.
Nếu như các bậc cha mẹ muốn cho hình dáng đầu của con mình tròn thì bạn có thể thử cho con nằm ngủ ở tư thế nghiêng. Tư thế nằm nghiêng giúp tiêu hóa và hô hấp tốt hơn, giảm thiểu nguy cơ nôn trớ và sặc sữa - một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng khó thở cho bé. Nằm nghiêng về bên phải còn có thể tránh áp lực lên tim cho bé.
Nằm nghiêng về bên phải còn có thể tránh áp lực lên tim cho bé
Bình thường thì bé rất khó có thể tự mình nằm nghiêng, bạn có thể để chèn thêm chăn để đỡ ở phía sau lưng giúp bé duy trì được tư thế ngủ này. Khi bé ngủ ở tư thế nghiêng bạn nên đặt tay của bé về phía trước mặt. Có như vậy khi bé bị lật sẽ vẫn ở tư thế nằm nghiêng mà không thể trở thành tư thế nằm sấp được.
Nằm sấp
Đối với trẻ sơ sinh chưa đầy tháng, tư thế nằm sấp rất có lợi cho sự phát triển của phổi và lồng ngực, giúp nâng cao được lượng hô hấp, đẩy nhanh sự hoàn thiện hệ thống hô hấp trong cơ thể bé. Tư thế nằm sấp cũng tương tự như tư thế của bé khi còn nằm trong bụng mẹ.
Nằm sấp cũng có những điểm tốt với trẻ sơ sinh nhưng nhiều chuyên gia khuyên không nên để cho bé ngủ ở tư thế nằm sấp
Tuy nhiên tư thế ngủ nào cũng có ưu và nhược điểm. Ở các nước phương Tây, các bác sỹ nhi khoa thường khuyên các bậc phụ huynh không nên cho con mình ngủ ở tư thế nằm sấp. Bởi vì trẻ nằm sấp ngủ có nguy cơ đột tử cao hơn ở tư thế bình thường. Tuy nhiên, tư thế ngủ không phải là nguyên nhân duy nhất gây nên đột tử, nhưng ở một mức độ nào đó nó cũng có liên quan do ở giai đoạn này trẻ vẫn chưa có khả năng tự mình nhấc nổi đầu hay tự trở mình cho nên nằm ngủ ở tư thế này rất dễ khiến trẻ bị ngạt thở.
Ngoài ra, tư thế nằm sấp khi ngủ còn khiến cho phần nội tạng của bé bị chèn ép, rất bất lợi cho sự phát triển của bé.
Bình luận của bạn