Mướp đắng ngăn ngừa đái tháo đường

Không chỉ quả mướp đắng mới được dùng làm thuốc, rễ và dây mướp đắng cũng có công dụng phòng ngừa bệnh tật

Video: Hướng dẫn đo đường huyết tại nhà

Hạ đường huyết: Dấu hiệu nguy hiểm

Món ăn bài thuốc từ mướp đắng

 

Mướp đắng - thuốc quý cho sức khỏe
Theo y học cổ truyền, mướp đắng có vị đắng, tính hàn, không độc. Tác dụng của mướp đắng là thanh nhiệt, tiêu độc, thái ba, trừ phiền, trừ đờm, cắt cơn ho trong bệnh phổi. Mướp đắng được ứng dụng trong nhiều bài thuốc cổ truyền.
Không chỉ quả mướp đắng mới được dùng làm thuốc, rễ mướp đắng cũng có thể dùng làm thuốc trấn ban cho phụ nữ sinh nở, theo kinh nghiệm dân gian xưa.
Dây mướp đắng có thể sắc lên lấy nước, có tác dụng giải độc khi trúng độc và dùng phòng trừ bệnh uốn ván cho phụ nữ sau khi sinh hoặc sẩy thai... dịch ép lá dùng chữa viêm mắt, nước sắc toàn cây có tác dụng cắt cơn ho trong bệnh phổi.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy, quả mướp đắng có hàm lượng vitamin C đứng hàng đầu trong các loại rau, dưa, bí, gấp 5 – 20 lần dưa chuột. Ngoài ra, chất glycoside của mướp đắng có tác dụng giảm đường trong máu nên có tác dụng trị liệu bổ trợ đối với bệnh đái tháo đường. Protein của mướp đắng có thể xúc tiến hệ thống miễn dịch của cơ thể kháng tế bào ung thư. Thường xuyên ăn mướp đắng có thể tăng cường công năng miễn dịch của cơ thể, ức chế HIV. Nhờ những hoạt chất quý giá, mướp đắng có tác dụng phòng bệnh xuất huyết, bảo vệ màng tế bào, phòng xơ vữa động mạch, nâng cao sức đề kháng, phòng cảm mạo, bảo vệ tim.
Y học hiện đại ngày nay cũng sử dụng mướp đắng để diệt vi khuẩn và virus, chống lại các tế bào ung thư; hỗ trợ đắc lực cho bệnh nhân ung thư đang chữa bằng tia xạ.
Mướp đắng chứa hàm lượng vitamin C cao nhất trong các loại quả

 

Mướp đắng - Ngăn ngừa đái tháo đường thế nào?

Theo TS. Phan Quốc Kinh, Viện trưởng Viện TPCN, những năm gần đây, nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng, mướp đắng có công dụng hỗ trợ điều trị căn bệnh đái tháo đường. 

Mướp đắng được chứng minh là có tác dụng làm hạ đường máu tương tự như insulin. Mặc dù tác dụng này không mạnh bằng thuốc điều trị nhưng mướp đắng có khả năng hỗ trợ điều hòa đường huyết trong chiến dịch giảm dần liều thuốc uống.

Mướp đắng còn làm giảm tốc độ hấp thu đường trong ruột, vốn là điều cần thiết giúp làm giảm nồng độ đường máu tăng nhanh sau ăn.

Trong mướp đắng người ta thấy có 3 chất đáng quý: charantin, vicine và polypeptid P. Ba chất này có cấu trúc tương tự insulin và có công dụng tương tự insulin, đều làm hạ đường máu.

Dùng quả mướp đắng xanh hay hạt mướp đắng có tác dụng giảm đường huyết

Theo đó, các nghiên cứu ở người tự nguyện đã xác định khi sử dụng cao nước ép hay bột hạt mướp đắng thì làm hạ đường huyết trong máu. Hiện nay, các nhà nghiên cứu cũng chiết xuất được nhiều chất có hoạt tính hạ đường huyết từ quả mướp đắng như charantin (có tác dụng làm hạ đường huyết và tăng sự nhạy cảm insulin), vicin (pyrimidin nucleoside) và một polypeptide-p-insulin (plant insulin – insulin thực vật - có tác dụng làm hạ đường huyết như insulin). Theo Manish G (2010), cho bệnh nhân ĐTĐ dùng quả mướp đắng xanh hay hạt mướp đắng sẽ làm giảm đường huyết, đưa lượng glucose máu trở về mức bình thường nhờ tác dụng làm tăng tiết insulin và nhờ mướp đắng có chứa chất có tác dụng insulin.

Hiện nay, các nhà sản xuất chế biến mướp đắng dưới dạng chè, cao, dạng viên để uống và phối hợp với cao dây thìa canh trong các sản phẩm TPCN để tăng tác dụng ổn định đường huyết.

Khánh Hạ (H+)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất