Phòng tăng huyết áp với chế độ ăn nhiều rau, củ, quả
Tăng huyết áp - Nguy cơ bệnh tim mạch, đột quỵ
1.000 người đi bộ vì "trái tim khỏe"
Tăng huyết áp: Căn bệnh nguy hiểm
Tăng huyết áp kháng thuốc đã có cách trị
Nhiều nguy cơ
Tăng huyết áp ở người trẻ (dưới 35 tuổi) là dạng bệnh lý khá phổ biến hiện nay với tỷ lệ người mắc khoảng 5% - 12%. Tình trạng huyết áp tăng cao gây nhiều tác động xấu đến sức khỏe và hiệu quả công việc.
Ở người trẻ tuổi, bệnh tăng huyết áp thường được phát hiện tình cờ trong đợt khám sức khỏe định kỳ hoặc bệnh nhân đến khám bệnh vì lý do khác. Trong số đó, có khoảng 70% là không có triệu chứng điển hình như nhức đầu, chóng mặt... Dấu hiệu không điển hình của tăng huyết áp ở người trẻ có thể gặp như khó kiềm chế cảm xúc, dễ nóng giận, dễ mất tập trung, dễ ảnh hưởng đến công việc, giao tiếp...
GS.TS Nguyễn Lân Việt, Giám đốc Ban Quản lý Dự án Phòng chống tăng huyết áp, cho rằng: “ Tình trạng tăng huyết áp ở người trẻ tuổi chủ yếu do lối sống, các yếu tố góp phần làm tăng huyết áp là hút thuốc lá (kể cả hút thuốc lá thụ động), béo phì, stress, lối sống tĩnh tại, ăn quá mặn, uống nhiều rượu… Ngoài ra, nguyên nhân gây tăng huyết áp ở người trẻ tuổi có thể gặp là bệnh lý thận mạn tính, mất thăng bằng nội tiết tố…”.
Gia tăng tình trạng tăng huyết áp ở người trẻ
Bệnh tăng huyết áp thường gây các biến chứng trên tim mạch, tai biến mạch máu não... Ngoài ra, ở người trẻ bị tăng huyết áp thì tỷ lệ rối loạn chức năng tình dục cao gấp 2,5 lần so với người không bị tăng huyết áp. Tỷ lệ này còn cao hơn khi người trẻ bị tăng huyết áp kèm theo các bệnh khác như đái tháo đường, bệnh lý thận mạn…
Theo PGS.TS Đỗ Doãn Lợi, Viện trưởng Viện Tim mạch quốc gia, người bị tăng huyết áp phải được theo dõi và kiểm soát bằng thuốc gần như suốt đời, chủ yếu là dựa vào các thuốc hạ áp đường uống với khá nhiều khó khăn về số lượng, số loại thuốc, số lần uống, tác dụng phụ, gây nguy cơ tai biến mạch máu não, suy tim, suy thận
Thay đổi lối sống
Để phòng ngừa tăng huyết áp ở người trẻ ở người trẻ, cần áp dụng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý:
Thể dục thường xuyên, vừa sức để phòng bệnh tăng huyết áp
Chế độ ăn uống: Áp dụng chế độ ăn giảm cân ít đường, ít mỡ, nhiều chất đạm và chất xơ. Ngoài ra, nên giảm bớt khẩu phần trong mỗi bữa ăn chứ không nên giảm bớt số bữa ăn hằng ngày. Không nên ăn quà bánh vặt, nên ăn nhạt. Chỉ nên ăn không quá 2-4gr muối mỗi ngày. Lượng muối này bao gồm cả lượng muối có trong thức ăn và nước chấm.
Nên ăn thức ăn có chứa nhiều các chất kali (có nhiều trong chuối, nước dừa, đậu trắng...), calci (có nhiều trong sữa, tôm, cua...), magne (có nhiều trong thịt) để hoạt động của hệ tim mạch được ổn định. Nên ăn chất đạm có nguồn gốc từ cá và thực vật hơn là các loại thịt heo, bò, gà...
Không nên ăn quá ngọt ngay cả khi không bị đái tháo đường..., hạn chế ăn mỡ động vật. Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây để cung cấp nhiều chất khoáng, vitamin và chất xơ. Hạn chế uống nhiều rượu.
Chế độ sinh hoạt: Nên rèn luyện thân thể, thường xuyên tập thể dục đều đặn mỗi ngày, mỗi lần khoảng 30-45 phút. Nên dùng các loại hình như dưỡng sinh, đi bộ, chạy bộ... và tuyệt đối không được gắng sức. Giữ nếp sinh hoạt điều độ, ổn định, tránh trạng thái xúc động, lo âu. Ngưng hút thuốc lá. Khi đang điều trị bằng thuốc người bệnh nên tuân thủ theo chỉ định của bác sỹ, không nên tự ý ngừng thuốc.
Bình luận của bạn