Tăng huyết áp ở người trẻ: phát hiện tình cờ

Tình trạng huyết áp tăng cao gây nhiều tác động xấu đến sức khỏe và hiệu quả công việc của người mắc bệnh. Chỉ có khoảng 30% trường hợp cao huyết áp ở người trẻ có thể tìm được nguyên nhân gây bệnh, nhưng 70% là do lối sống không hợp lý. Có một thực tế là 70% người trẻ mắc CHA chỉ được phát hiện tình cờ trong đợt khám sức khỏe định kỳ hoặc đi khám bệnh khác. Sau khi có kết luận bị CHA, đa phần họ không thực sự tin rằng mình bị bệnh bởi không có bất cứ triệu chứng gì như nhức đầu, chóng mặt… và nhiều trường hợp không tái khám cho đến bị có biến chứng.

70% người trẻ phát hiện cao huyết áp tình cờ, khi đã có những biến chứng nặng của bệnh


Theo các bác sỹ tim mạch, CHA ở người trẻ có một số dấu hiệu không điển hình như tăng chỉ số huyết áp trên, ví dụ 170/80mmHg, dễ bị rối loạn cảm xúc theo chiều hướng dễ nóng giận, mất kiềm chế... và suy giảm khả năng tình dục. Đây là những triệu chứng ban đầu giúp người bệnh phát hiện bệnh sớm. Tuy nhiên, yếu tố cản trở việc phát hiện và điều trị CHA ở người trẻ xuất phát từ tâm lý không chấp nhận mình bị tăng huyết áp vì cảm thấy cơ thể khỏe mạnh bình thường, tâm lý che giấu bệnh vì sợ ảnh hưởng việc thăng tiến trong công việc.

Có một số nguyên nhân dẫn đến cao huyết áp ở người trẻ thường gặp như: bệnh lý mạch máu ở thận (hẹp động mạch thận), bệnh lý ở cơ quan nội tiết (u sưng thượng thận, ủ vỏ thượng thận) bệnh lý nhu mô thận (viêm vi cầu thận mãn; suy thận mãn tính...) và một số bệnh lý mạch máu khác như: hẹp eo động mạch chủ... Còn hút thuốc lá, béo phì, căng thẳng... chỉ là những yếu tố làm tăng nguy cơ chứ không phải là nguyên nhân chính gây nên căn bệnh này ở người trẻ. Nhưng một khi đã mắc bệnh và có kèm theo các yếu tố nguy cơ trên thì sẽ làm cho bệnh trầm trọng hơn.

Việc điều trị cao huyết áp ở người trẻ, theo các bác sỹ quan trọng nhất là phải tìm ra được nguyên nhân gây bệnh, để chữa trị tận gốc. Chẳng hạn, nếu nguyên nhân là do hẹp động mạch thận, thì phẫu thuật đặt stent... Nếu chưa tìm ra được nguyên nhân, thì việc chữa trị chỉ là dùng thuốc hạ huyết áp nhằm tránh biến chứng, gây tổn hại đến các cơ quan nói trên. Tuy nhiên, quan trọng nhất là phát hiện bệnh sớm, trong đó phương pháp đơn giản, ít tốn kém nhất là đo huyết áp (cho dù không có triệu chứng bệnh).

Phòng bệnh đơn giản

Với người trẻ tuổi, khi phát hiện cao huyết áp, phương hướng điều trị chủ yếu không dùng thuốc mà là thay đổi lối sống, ăn uống khoa học là có thể giảm bệnh. Dưới đây là những kinh nghiệm giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh này.

1. Duy trì trọng lượng, tăng cường hoạt động thể chất

Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý có nghĩa là không để quá dư thừa trọng lượng. Việc tăng chỉ số BMI (BMI = (trọng lượng): (chiều cao)2). Trọng lượng tính bằng kg, chiều cao tính bằng mét. Ví dụ một người nặng 55 kg, cao 1,6 mét thì BMI = 55:(1,6)2, tương ứng bằng 21,48. Nếu BMI trong khoảng 20-25 là bình thường, 25-30 là thừa cân và trên 30 là béo phì, nói cách khác là người béo phì hay dư thừa trọng lượng là nguyên nhân chính làm tăng huyết áp.

Phần lớn những người này là nhóm ăn nhiều, nhất là các loại thức ăn nhanh, trong khi đó lại nghiện xem tivi, nghiện chơi game và lười hoạt động thể chất. Do vậy việc tăng cường luyện tập sẽ giúp giảm được các nguy cơ béo phì. Hoạt động rất đa dạng, có thể là tham gia các trò chơi ngoài trời, luyện tập thể thao, cho trẻ đi picnic…

2. Tăng cường ăn rau xanh, hoa quả giàu chất xơ

Chế độ ăn nhiều rau củ, ít muối, giảm lượng mỡ, đạm... sẽ giúp người dưới 35 tuổi giảm nguy cơ cao huyết áp


Đặc biệt là các loại rau xanh, hoa quả trồng bằng phương pháp hữu cơ vì nó không gây độc, không có chứa các chất như thuốc trừ sâu, hoá chất nhưng lại chứa nhiều chất xơ, nhất là các loại hoa quả tươi. Người trẻ tuổi cần ăn nhiều rau xanh để giảm nguy cơ bị cao huyết áp.

3. Ăn nhạt hơn và giảm ăn mỡ

Một trong những nguyên nhân gây bệnh béo phì và cao huyết áp ở người trẻ tuổi là do ăn quá nhiều mỡ và thường ăn mặn. Để giảm thiểu nguy cơ mắcbệnh cao huyết áp ở người trẻ tuổi tốt nhất là hạn chế những loại thực phẩm chế biến quá kỹ, chứa nhiều mỡ và muối, nên thay bằng thực phẩm giàu chất xơ, thực phẩm tươi sống.

4. Giảm stress

Theo các chuyên gia ở Trung tâm y học Mayo Clinic thì ngoài những tác động về ăn uống và thể chất thì những tác động xấu do stress căng thẳng thần kinh cũng là nguyên nhân rất tiềm ẩn đối vớibệnh cao huyết áp ở người trẻ tuổi. Ví dụ như trường hợp những người sống trong gia đình không hạnh phúc, bị lạm dụng tình dục, tổn thương về tinh thần, liên tục sống trong sợ hãi là nhóm người mắc bệnh nhiều nhất. Và kể cả những người thường làm việc trí óc liên tục trong nhiều giờ, nhiều ngày gây căng thẳng thần kinh cũng có nguy cơ mắc bệnh khá cao.

5. Giảm uống rượu

Rượu cũng là một đối tượng nguy hiểm giúp huyết áp tăng cao ở người trẻ tuổi. Theo chứng nhận của y tế thì những người thường xuyên uống rượu, bia có nguy cơ tăng huyết áp cao gấp hai lần người không uống rượu.

 

thuychi
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch