Trẻ nhiễm giun lâu ngày có thể bị đau bụng
Trẻ mấy tuổi có thể uống thuốc tẩy giun?
Tây giun nhiều, bị 'mòn ruột'?
Trị giun không dùng thuốc, cách nào?
Uống thuốc tẩy giun thế nào mới đúng?
Dấu hiệu khi bị nhiễm giun
Giun có thể bị nhiễm qua đường ăn uống, do ăn thức ăn không sạch, chưa chín kỹ, uống nước chưa đun sôi, ăn các loại rau sống chưa được rửa sạch, qua bàn tay bẩn, qua nguồn nước không vệ sinh... Cha mẹ có thể nhận biết trẻ bị nhiễm giun qua một số biểu hiện sau:
- Về tiêu hóa: Trẻ ăn uống kém, hoặc có trường hợp vẫn ăn tốt nhưng không tăng cân. Đau bụng vùng quanh rốn hoặc thành cơn ở hố chậu phải. Trẻ có nhiều giun đũa thì thường đau khi đói. Trẻ có thể nôn trớ, có thể có biểu hiện lợm giọng buồn nôn lúc buổi sáng ngủ dậy.
- Trẻ có biểu hiện thiếu máu, da dẻ xanh xao.
- Trẻ kém ngủ, đêm ngủ hay trằn trọc, có thể hay nằm sấp, kém tập trung chú ý.
- Nếu bị nhiễm giun kim trẻ có thêm biểu hiện ngứa hậu môn, hậu môn có thể bị viêm đỏ, bé gái có thể bị viêm âm đạo.
- Một số trẻ có biểu hiện sốt, ho, mệt mỏi, kém ăn do ấu trùng di chuyển ở phổi.
Trẻ bị nhiễm giun có thể bị suy dinh dưỡng, thiếu máu
Trẻ nhiễm giun lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, dẫn đến không hấp thu được nhiều dinh dưỡng. Trẻ sẽ chậm lớn, suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém vì thế dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn khác. Đó là chưa kể những biến chứng như giun chui ống mật, tắc ruột hay ở các bé gái khi giun kim cái ra hậu môn đẻ trứng có thể bò sang bộ phận sinh dục gây viêm nhiễm.
Lưu ý khi dùng thuốc tẩy giun
Các vùng dịch tễ có tỷ lệ nhiễm giun dưới 10% sẽ tiến hành tẩy giun 1 lần/2 năm.
Khi tẩy giun cho trẻ, các bà mẹ cũng cần những lưu ý nhất định về thuốc tẩy giun vì không phải ai cũng có thể tẩy giun. Có một số bệnh chống chỉ định với thuốc tẩy giun vì vậy cha mẹ cần kiểm tra sức khỏe bé trước khi quyết định tẩy giun cho con. Nếu trẻ mắc một số bệnh mạn tính, tim bẩm sinh, suy tim, suy gan, suy thận, đang ốm, sốt... không nên tẩy giun hoặc nếu tẩy, phải có chỉ định, có sự theo dõi của bác sỹ.
- Chỉ tẩy giun định kỳ khi trẻ 2 tuổi trở lên. Trẻ dưới 2 tuổi nếu phát hiện hoặc nghi ngờ nhiễm giun thì nên đưa đi khám để làm xét nghiệm tầm soát, và khi đã có bằng chứng chính xác của nhiễm giun, trẻ sẽ được điều trị dưới sự theo dõi của bác sỹ.
- Thuốc tẩy giun cũng có một số tác dụng phụ như chóng mặt, đau đầu, nôn, nổi mề đay, mệt... với những người có cơ địa nhạy cảm hoặc dị ứng với thành phần của thuốc. Vì vậy, cha mẹ cần cân nhắc khi dùng thuốc tẩy giun cho trẻ.
Cha mẹ không được tự ý dùng thuốc tẩy giun cho trẻ
- Để tẩy giun hiệu quả, cần lưu ý là nên tẩy cả cho cả nhà trong cùng một đợt để tránh nhiễm giun chéo. Thông thường, cả người lớn và trẻ em 2 tuổi trở lên mỗi năm nên tẩy giun 2 lần (trừ trường hợp có chỉ định khác của bác sỹ).
- Cho trẻ uống thuốc tẩy giun phải uống sau khi ăn no. Nếu sau khi uống mà mệt, cần bổ sung nước, nước đường, sữa... thì các triệu chứng sẽ mất dần. Nếu trẻ có biểu hiện mệt nặng, nôn thì nên vào viện ngay để có hướng điều trị đúng.
- Nhiều người nghĩ uống thuốc tẩy giun, phải nhịn đói để giun đói và nhanh chết. Đây là quan niện sai lầm bởi cơ chế hoạt động của thuốc tẩy giun là ức chế giun hấp thu glucose nên dù ăn gì giun cũng không sống được. Điều quan trọng là phải phòng bệnh, giữ gìn môi trường sống tốt (vệ sinh phân, nước, rác, chống ruồi, nhặng, gián...) và có ý thức vệ sinh ăn uống, định kỳ tẩy giun 6 tháng một lần.
Bình luận của bạn