Cây cảnh trong bể thuỷ sinh luôn khiến người chơi "đau đầu" khi tẩy rửa.
Những lợi ích bất ngờ khi nuôi cá cảnh
Những điều cần biết khi nuôi cá chọi
5 quan niệm sai lầm phổ biến về việc nuôi cá vàng
Ca phẫu thuật 300 bảng Anh cho... cá vàng
Đối với cây nhân tạo
Cây nhân tạo dễ dàng vệ sinh hơn các loại cây tự nhiên. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể bị hư hại bởi các tác nhân hóa học hoặc lực cọ xát quá mạnh. Đối với các hạt bụi bẩn thông thường, việc loại bỏ chúng khá đơn giản như cách lắc nhẹ cây cho bụi bẩn rơi ra hoặc dùng tay phủi sạch. Những hạt bám chắc có thể được xử lý bằng cách rửa trực tiếp dưới vòi nước sạch. Trường hợp các hạt vẫn còn bám lại, cần nhẹ nhàng chà rửa bằng miếng bọt biển mềm, chuyên dụng cho bể cá. Cần lưu ý tuyệt đối tránh sử dụng bất kỳ loại xà phòng hay hóa chất nào, vì ngay cả một lượng nhỏ dư chất cũng có thể gây hại nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong cho cá.
Thách thức lớn nhất trong quá trình vệ sinh cây nhân tạo là việc loại bỏ các loại tảo, rong rêu bám trên thân cây và lá. Một số loại tảo có thể dễ dàng loại bỏ bằng cách chà nhẹ, nhưng tảo tóc hoặc tảo râu lại bám rất chặt. Nếu các phương pháp chà rửa thông thường không hiệu quả, bạn có thể sử dụng dung dịch tẩy trắng 10% để ngâm cây. Nhưng cần lưu ý rằng thuốc tẩy có thể làm phai màu của cây, đặc biệt là những cây có màu sắc sặc sỡ. Để hạn chế tối đa tình trạng này, thời gian ngâm cây trong dung dịch tẩy trắng tối đa ở mức 10 phút. Đối với các cây màu, cần giảm thời gian ngâm xuống còn 5 phút. Sau khi ngâm, hãy chà sạch cặn bẩn bằng miếng bọt biển và rửa kỹ lại cây dưới vòi nước sạch. Để đảm bảo an toàn cho cá, cây cần được phơi khô hoàn toàn trước khi thả lại vào bể. Việc phơi khô giúp loại bỏ hoàn toàn dư lượng thuốc tẩy, bởi đây có thể là tác nhân gây hại đối với sinh vật thuỷ sinh.
Đối với cây thuỷ sinh tự nhiên
Cây thủy sinh tự nhiên có cấu tạo sinh học phức tạp, đòi hỏi sự chăm sóc tỉ mỉ hơn so với các loại cây nhân tạo. Việc vệ sinh cây tự nhiên cần được thực hiện một cách nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương cho chúng. Các mảnh vụn hoặc bụi bẩn bám trên lá thường có thể dễ dàng loại bỏ bằng cách chải hoặc chà nhẹ nhàng mà không cần nhấc cây ra khỏi bể.
Tuy nhiên, đối với những trường hợp rong rêu bám quá dày, cần nhấc cây ra để vệ sinh. Bằng cách chà nhẹ nhàng bằng tay, phần lớn rong rêu sẽ được loại bỏ. Trong trường hợp rong rêu bám quá chặt, một số người chơi thủy sinh sẽ sử dụng dung dịch tẩy trắng loãng (10%) để xử lý. Đây là một phương pháp khá mạnh và cần được thực hiện cẩn trọng. Chỉ nên ngâm cây trong dung dịch tẩy trắng không quá 5 phút để tránh làm tổn hại đến cây. Sau khi ngâm, cần rửa sạch kỹ bằng nước sạch trước khi đặt lại vào bể.
Lưu ý: Phương pháp sử dụng dung dịch tẩy trắng chỉ nên áp dụng cho những trường hợp cấp thiết và cần được thực hiện trên những cây khỏe mạnh. Đối với những cây yếu hoặc mới trồng, phương pháp này có thể gây hại.
Ngoài ra, nitrat và phosphate là 2 chất dinh dưỡng thiết yếu cho sự sinh trưởng của tảo, thường tích tụ trong nước bể cá do quá trình trao đổi chất của sinh vật và phân hủy thức ăn thừa. Khi nồng độ của các chất này vượt quá ngưỡng cho phép, tảo sẽ phát triển nhanh chóng, gây ra hiện tượng tảo nở hoa, làm giảm lượng oxy hòa tan và ảnh hưởng đến sự hô hấp của cá. Chính vì thế, người nuôi cần thay nước định kỳ giúp làm loãng nồng độ các chất dinh dưỡng này, hạn chế sự phát triển của tảo và duy trì một môi trường sống ổn định cho bể cá.
Bình luận của bạn