Cùng một nước, có bang cấm, có bang cho
(Ảnh: Cơ sở được cấp phép kinh doanh dịch vụ đẻ thuê đầu tiên trên thế giới tại thị trấn nhỏ Anand, bang Gujarat của Ấn Độ. Nguồn: AFP)
Khi giá cả leo thang, không có gì ngạc nhiên khi thấy các bậc cha mẹ
Nhưng việc mang thai hộ không giải quyết được tình thế khó xử về đạo đức. Có thể đúng là liên kết giữa đứa bé với người chỉ mang thai hộ không sâu đậm như với người mang thai hộ cung cấp cả trứng. Nhưng chia ba vai trò của người mẹ (mẹ nuôi, người cung cấp trứng và người mang thai) thay vì chia hai không giải quyết được câu hỏi ai xứng đáng là mẹ.
Tuy nhiên, việc thuê mang thai ở nước ngoài trên quy mô toàn cầu cũng tạo ra màn kịch gay cấn về mặt đạo đức, Suman Dodia, một phụ nữ 26 tuổi người Ấn Độ mang thai hộ cho một cặp vợ chồng người Anh, trước kia làm hầu bàn với mức lương 25 đô la/tháng. Với cô, khả năng kiếm được 4.500 đô la cho công việc mang thai chín tháng hẳn là hấp dẫn đến mức hầu như không thể cưỡng lại được.
Nhiều nước châu Âu cấm đẻ thuê lấy tiền. Tại Hoa Kỳ, hơn một chục tiểu bang đã hợp pháp hóa việc này, khoảng một chục tiểu bang cấm, trong khi ở các tiểu bang khác tình trạng pháp lý của vấn đề này không rõ ràng.
(Ảnh: Cơ sở được cấp phép kinh doanh dịch vụ đẻ thuê đầu tiên trên thế giới tại thị trấn nhỏ Anand, bang Gujarat của Ấn Độ. Nguồn: AFP)
Nhiều công nghệ sinh sản mới đã thay đổi ngành kinh doanh đẻ thuê theo chiều hướng làm trầm trọng thêm tình huống khó xử về mặt đạo đức. Khi chấp nhận mang thai lấy tiền, Mary Beth Whitehead cung cấp cả trứng lẫn tử cung. Do đó cô là người mẹ sinh học của đứa con trong bụng. Nhưng công nghệ thụ tinh ống nghiệm (IVF) có thể để một người phụ nữ cung cấp trứng và người phụ nữ khác mang thai.
Giáo sư quản trị kinh doanh Deborah Spar của Trường Kinh doanh Harvard, đã phân tích những lợi thế thương mại của kiểu mang thai mới này. Theo truyền thống, những người có hợp đồng đẻ thuê “về cơ bản phải mua trọn cả trứng cùng tử cung”. Bây giờ họ có thể “lấy trứng từ một nguồn (trong nhiều trường hợp, từ người mẹ định trước) và tử cung từ người khác”.
Spar giải thích sự tách bạch trong chuỗi cung ứng khiến thị trường đẻ thuê tăng mạnh. “Bằng cách loại bỏ các liên kết truyền thống giữa trứng, tử cung, và mẹ, việc mang thai hộ giảm các rủi ro về mặt pháp lý và tình cảm xuất hiện trong trường hợp đẻ thuê truyền thống cho phép một thị trường mới phát triển mạnh”.
“Không còn các ràng buộc trọn gói tử cung kèm trứng”, những người môi giới “phân biệt hơn” với những người đẻ thuê họ chọn, “tìm kiếm trứng có những đặc điểm di truyền cụ thể và tử cung gắn với một tính cách nhất định”. Các bậc cha mẹ tương lai không còn phải lo lắng về những đặc điểm di truyền của người phụ nữ họ thuê mang thai con mình, “bởi vì họ có thể tìm thấy những đặc điểm đó ở người khác”.
Họ không quan tâm đến việc cô ấy trông như thế nào, họ không lo lắng cô ấy sẽ đòi con sau khi sinh hoặc tòa án sẽ thiên vị cô ta. Họ chỉ cần một phụ nữ khỏe mạnh, sẵn sàng mang thai và tuân thủ các quy định cụ thể: không uống rượu, hút thuốc, tiêm chích ma túy trong thai kỳ.
Mặc dù việc mang thai hộ đã làm tăng nguồn cùng những người đẻ thuê tương lai, nhưng lượng cầu cũng tăng. Người đẻ thuê bây giờ nhận khoảng 20.000 đến 25.000 đô la mỗi lần mang thai. Tổng chi phí (bao gồm cả chi phí y tế và pháp lý) thông thường khoảng 75.000 đến 80.000 đô la.
Thuê mang thai hộ ở nước ngoài
Năm 2002, Ấn Độ hợp pháp hóa việc đẻ thuê lấy tiền với hy vọng thu hút khách hàng sang nước ngoài. |
tương lai bắt đầu tìm kiếm các lựa chọn có chi phí thấp hơn. Cũng như các sản phẩm và dịch vụ khác trong nền kinh tế toàn cầu, dịch vụ mang thai hộ bây giờ có thể được thuê ở nước ngoài với chi phí thấp. Năm 2002, Ấn Độ hợp pháp hóa việc đẻ thuê lấy tiền với hy vọng thu hút khách hàng sang nước ngoài.
Thành phố Anand ở miền tây Ấn Đô sẽ sớm trở thành trung tâm mang thai hộ giống như Bangalore là trung tâm trả lời điện thoại. Vào năm 2008, hơn 50 phụ nữ ở thành phố này đã mang thai hộ các cặp vợ chồng ở Hoa Kỳ, Đài Loan, Anh, và các nơi khác.
Một bệnh viện cung cấp nhà ở, đầy đủ người giúp việc, đầu bếp, bác sĩ cho 15 phụ nữ mang thai hộ cho khách hàng trên khắp thế giới. Khoản tiền những người phụ nữ này kiếm được (từ 4.500 đến 7.500 đô la), thường nhiều hơn thu nhập trong 15 năm của họ, và đủ để họ mua nhà hoặc cho con mình đi học.
Đối với các bậc cha mẹ tương lai, sự sắp đặt ở Anand thực sự là món hời. Tổng chi phí khoảng 25.000 đô la (bao gồm cả chi phí y tế, thanh toán cho người đẻ thuê, vé máy bay khứ hồi, tiền khách sạn cho hai chuyến đi). Khoản tiền này chỉ bằng một phần ba chi phí nếu thực hiện ở Hoa Kỳ.
Một số người cho rằng đẻ thuê thương mại ngày nay ít gây phiền hà về mặt đạo đức hơn vụ sắp đặt đến vụ kiện "Baby M". Vì người đẻ thuê không cung cấp trứng, chỉ cung cấp tử cung và mang thai hộ nên người ta có thể lập luận rằng đứa con trong bụng không phải đứa con ruột của cô. Theo quan điểm này, không có em bé nào bị bán, và yêu cầu đòi con ít có khả năng thực hiện.
Đứa bé không biết ai mới là mẹ ruột
Nhưng việc mang thai hộ không giải quyết được tình thế khó xử về đạo đức. Có thể đúng là liên kết giữa đứa bé với người chỉ mang thai hộ không sâu đậm như với người mang thai hộ cung cấp cả trứng. Nhưng chia ba vai trò của người mẹ (mẹ nuôi, người cung cấp trứng và người mang thai) thay vì chia hai không giải quyết được câu hỏi ai xứng đáng là mẹ.
Có chăng thì việc thuê mang thai hộ ở nước ngoài - xuất hiện một phần do công nghệ thụ tinh ống nghiệm – đã làm vấn đề đạo đức dịu đi trông thấy. Chi phí giảm đi đáng kể cho cha mẹ tương lai, và lợi ích kinh tế to lớn (so với mức lương địa phương) mà người mang thai hộ Ấn Độ kiếm được khiến ta không thể phủ nhận rằng đẻ thuê mang tính thương mại có thể làm tăng lợi ích chung. Vì vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa vị lợi, thật khó để tranh luận khi việc mang thai thuê đang nổi lên như một ngành công nghiệp toàn cầu.
Nhưng chia ba vai trò của người mẹ (mẹ nuôi, người cung cấp trứng và
người mang thai) thay vì chia hai không giải quyết được câu hỏi ai xứng
đáng là mẹ. |
Tuy nhiên, việc cô đã gửi ba con đẻ của mình ở nhà và không bao giờ đi khám bác sĩ cho thấy sự đau xót trong vai trò mang thai của mình. Nhắc đến việc mang thai thuê của mình, cô nói: “Giờ tôi cẩn thận hơn hồi mang thai con ruột”. Mặc dù lợi ích kinh tế của sự lựa chọn của cô khi mang thai thuê là rõ ràng, nhưng chúng ta khó mà gọi điều này là tự do.
Hơn nữa, việc tạo ra một ngành công nghiệp mang thai thương mại quy mô toàn cầu - chính là như một chính sách có chủ ý ở các nước nghèo - làm tăng ý nghĩa đẻ thuê là hạ thấp danh dự, nhân phẩm phụ nữ, coi cơ thể và khả năng sinh sản của họ như một loại hàng hóa.
Thật khó tưởng tượng có hai hoạt động nào của con người lại khác biệt nhau hơn mang thai và chiến đấu. Nhưng những phụ nữ mang thai hộ ở Ấn Độ và người lính mà Andrew Carnegie thuê để đi lính thay ông trong cuộc Nội chiến Mỹ có điều cái gì đó chung. Suy nghĩ những điểm đúng đắn và sai trái trong các tình huống của họ giúp chúng ta đối mặt với hai vấn đề chia rẽ các khái niệm công lý cạnh tranh nhau: Các lựa chọn chúng ta thực hiện trong thị trường tự do có mức độ tự do đến đâu? Và có hay không những giá trị, hàng hóa không thể dùng tiền để mua vì thị trường không thể tôn vinh những phẩm chất cao của chúng?
Theo Ths Nguyễn Xuân Tùng (Văn phòng Bộ Tư pháp)
Về tác giả: Melissa Stern (Hoa Kỳ), đã từng nổi tiếng với tên gọi là "Baby M", vừa mới tốt nghiệp Đại học George Washington, chuyên ngành tôn giáo. Trận chiến pháp lý nổi tiếng để tranh quyền nuôi cô ở tiểu bang New Jersey đã trôi qua gần hai thập kỷ, nhưng cuộc tranh luận về việc mang thai hộ vẫn tiếp diễn. |
Theo Ths Nguyễn Xuân Tùng (Văn phòng Bộ Tư pháp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất
Bình luận của bạn