Dược sĩ: Trụ cột trong hệ thống y tế toàn cầu

Ngày Dược sĩ Thế giới tôn vinh vai trò của dược sĩ trong cải thiện sức khỏe con người

PGS.TS Lê Văn Truyền: “Công nghiệp dược Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức”

Cơ hội nào cho ngành Dược Việt Nam?

"Số hóa ngành Dược: Giải pháp cấp thiết nâng cao năng lực cạnh tranh"

Chủ đề ngành dược gây tranh cãi trước thềm Hội nghị G7

Dược sĩ đóng vai trò là thành viên không thể thiếu của hệ thống y tế, đóng góp quan trọng vào công tác đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân. Trước hết, họ đảm bảo cung cấp các loại thuốc thiết yếu và hướng dẫn người dân sử dụng thuốc tối ưu, đồng thời tham gia vào công tác chăm sóc bệnh nhân và sức khỏe cộng đồng.

Ở nhiều nơi, dược sĩ là nơi đầu tiên người dân tìm tới để được tư vấn và chăm sóc sức khỏe ban đầu, đặc biệt là trong điều kiện nguồn lực hạn chế. Dược sĩ tham gia vào dự phòng bệnh tật như thông qua tiêm chủng, cung cấp các xét nghiệm chẩn đoán ban đầu, giúp người dân nâng cao hiểu biết về sức khỏe, hỗ trợ các chiến dịch y tế công cộng.

Ngành Dược cũng là lực lượng tham gia nghiên cứu và phát triển thuốc mới, dẫn đầu trong giám sát thuốc và đảm bảo kháng sinh chỉ được sử dụng khi cần thiết. Đại dịch COVID-19 đã chứng minh một lần nữa vai trò của các dược sĩ ở tuyến đầu giải quyết các cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu, góp phần giảm tải gánh nặng cho hệ thống y tế.

Chủ đề Đáp ứng nhu cầu sức khỏe toàn cầu do Liên đoàn Dược phẩm Quốc tế (FIP) lựa chọn nhân Ngày Dược sĩ Thế giới

Chủ đề "Đáp ứng nhu cầu sức khỏe toàn cầu" do Liên đoàn Dược phẩm Quốc tế (FIP) lựa chọn nhân Ngày Dược sĩ Thế giới

Ngày Dược sĩ Thế giới được Liên đoàn Dược phẩm Quốc tế (FIP) tổ chức vào ngày 25/9 hàng năm nhằm tôn vinh, ghi nhận vai trò của dược sĩ trên toàn cầu, cũng tạo động lực để ngành Dược phát huy được vai trò, thế mạnh của mình.

Ngày 27/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định phê duyệt Quy hoạch mạng lưới y tế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 đạt 3,4 dược sĩ trên một vạn dân; Tầm nhìn đến năm 2030 đạt 4,0 dược sĩ trên một vạn dân.

Nhân lực ngành Dược từ hơn 40 cơ sở đào tạo trong nước không chỉ trở thành dược sĩ tại các nhà thuốc mà còn tham gia vào quá trình sản xuất, nghiên cứu và phân phối thuốc. Theo Thông tư 05/2023/TT-BLĐTBXH ngày 15/6/2023, người học những ngành nghề nặng nhọc nguy hiểm độc hại như Y – Dược được hưởng chính sách miễn giảm tới 70% học phí. Chính sách này vừa giúp thu hút sinh viên ngành Dược, nhưng cũng đặt ra bài toán cho cơ sở đào tạo, làm thế nào để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, thích ứng với sự phát triển không ngừng của xã hội.

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội