Ngày Thế giới không thuốc lá 2023: Thuốc lá đe dọa an ninh lương thực

Tổ chức Y tế Thế giới kêu gọi các nước nâng cao nhận thức về tác hại của thuốc lá

Thuốc lá điện tử nguy hại không kém thuốc lá truyền thống

Chung tay xây dựng môi trường sống và làm việc không khói thuốc

Tinh dầu thuốc lá điện tử dạng vape vị bạc hà nguy hại với phổi

Khói thuốc lá làm suy giảm chất lượng tinh trùng

Theo các số liệu thống kê, số người gặp phải tình trạng mất an ninh lương thực đã tăng từ 135 triệu người năm 2019, lên 349 triệu người hiện nay. Thực trạng này đã diễn ra trong nhiều năm, nhưng đang lan rộng trên toàn cầu do cùng lúc chịu nhiều yếu tố ảnh hưởng: Các cuộc xung đột vũ trang, biến đổi khí hậu, cùng tác động của đại dịch COVID-19.

Ngoài ra, việc lựa chọn giống cây trồng như thuốc lá cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới tình trạng này. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trên toàn cầu, khoảng 3,5 triệu ha đất được chuyển đổi để trồng thuốc lá mỗi năm. Việc trồng cây thuốc lá cũng là nguyên nhân khiến 200.000 ha rừng bị chặt phá mỗi năm.

Việc trồng cây thuốc lá chiếm dụng nhiều tài nguyên, cũng như sử dụng lượng lớn thuốc trừ sâu và phân bón. Đây là yếu tố góp phần dẫn đến thoái hóa đất, gây suy giảm năng suất khi chuyển đổi sang các loại cây trồng khác. Tiếp xúc liên tục với hóa chất bảo vệ thực vật trong quá trình trồng thuốc lá để lại ảnh hưởng nặng nề với sức khỏe của nhiều gia đình.

Tác hại của việc trồng cây thuốc lá đối với môi trường đặc biệt rõ ràng ở các nước có thu nhập thấp và trung bình

Tác hại của việc trồng cây thuốc lá đối với môi trường đặc biệt rõ ràng ở các nước có thu nhập thấp và trung bình

So với việc trồng cây nông nghiệp (như ngô) hay để chăn thả gia súc, trồng cây thuốc lá gây ra ảnh hưởng lớn tới hệ sinh thái. Đất trồng thuốc lá cũng có nguy cơ sa mạc hóa cao hơn. Trong khi đó, bất kỳ lợi nhuận nào thu được từ thuốc lá có thể không bù đắp được thiệt hại đối với sản xuất lương thực bền vững ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. 

Nhân Ngày Thế giới không thuốc lá năm nay, WHO đã hối thúc các chính phủ tại Tây Thái Bình Dương ngừng trợ cấp cho hoạt động trồng cây thuốc lá, thay vào đó tìm kiếm sinh kế thay thế cho người nông dân. Hơn 1 triệu ha đất tại khu vực này đã được sử dụng để trồng thuốc lá, trong khi hàng triệu người vẫn đang đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực. WHO cho rằng, chuyển đổi 1 triệu ha đất này để trồng các loại cây lương thực sẽ đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của hàng triệu người.

Đáng chú ý, trong 10 quốc gia trồng thuốc lá lớn nhất, có tới 9 nước có thu nhập thấp và trung bình. Do vậy, đất trồng thuốc lá cần được sử dụng hiệu quả hơn để đạt được Mục tiêu Phát triển Bền vững số 2 của Liên Hợp Quốc: Không còn nạn đói.

Việc sử dụng thuốc lá gây ra 8 triệu ca tử vong mỗi năm trên thế giới, trong đó có khoảng một triệu ca tử vong do hút thuốc lá thụ động. 

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin