Chung tay xây dựng môi trường sống và làm việc không khói thuốc

Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá với sự chủ trì của lãnh đạo Bộ Y tế và Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam

Tinh dầu thuốc lá điện tử dạng vape vị bạc hà nguy hại với phổi

Khói thuốc lá làm suy giảm chất lượng tinh trùng

Dòng chảy Sức khỏe+: Báo động tình trạng gia tăng sử dụng thuốc lá điện tử

Thuốc lá điện tử có tác động tiêu cực đến tim tương tự thuốc lá truyền thống

Nhằm tăng cường hơn nữa sự quan tâm của các ngành, các cấp và cộng đồng đối với công tác phòng chống tác hại (PCTH) của thuốc lá, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lấy ngày 31/5 hàng năm là Ngày Thế giới không thuốc lá.  

Năm nay, WHO lấy chủ đề: “Chúng ta cần thực phẩm, không cần thuốc lá”, kêu gọi các nước xây dựng các chính sách và chiến lược phù hợp nhằm cung cấp sự Hỗ trợ cho các hoạt động thay thế khả thi về kinh tế cho người trồng thuốc lá; Tăng cường bảo vệ môi trường và sức khỏe của những người trồng cây thuốc lá; Nâng cao nhận thức cho người trồng cây thuốc lá về tác hại của trồng cây thuốc lá và lợi ích của việc chuyển đổi cây trồng phù hợp; Hỗ trợ các nỗ lực chống sa mạc hóa và suy thoái môi trường bằng cách giảm trồng cây thuốc lá.

Tại Việt Nam, Bộ Y tế, phối hợp với các Cơ quan Trung ương, các Bộ, Ban, ngành, Đoàn thể triển khai nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá. Sáng 27/5, lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5/2023 được tổ chức tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam dưới sự chủ trì của lãnh đạo Bộ Y tế và Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn nhận định, công tác phòng chống tác hại thuốc lá tại nước ta vẫn đang gặp phải những khó khăn, thách thức

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn nhận định, công tác phòng chống tác hại thuốc lá tại nước ta vẫn đang gặp phải những khó khăn, thách thức

Phát biểu tại lễ mít tinh, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay: "Công tác PCTH của thuốc lá đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận: So với năm 2015, tỷ lệ nam giới hút thuốc năm 2020 đã giảm từ 45,3% xuống 42,3%. Đặc biệt tỷ lệ hút thuốc thụ động cũng giảm đáng kể tại các địa điểm như: Nơi làm việc, cơ sở giáo dục, trên phương tiện giao thông công cộng và khu vực trong nhà."

Tuy nhiên, Thứ trưởng cũng nhìn nhận, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm các nước có số người hút thuốc lá cao trên thế giới. Những năm gần đây xuất hiện các sản phẩm được gọi là thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisa. Ngày 24/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã thay mặt Chính phủ ký Quyết định số 568/QĐ-TTg ban hành Chiến lược Quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030, với các mục tiêu và giải pháp mạnh mẽ, đồng bộ để tăng cường hiệu quả của công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Chiến lược quốc gia về PCTH thuốc lá đến năm 2030 sẽ là định hướng quan trọng cho công tác PCTH thuốc lá trong thời gian tới. "Bộ Y tế muốn gửi đến những người hút thuốc thông điệp: Hãy bỏ thuốc lá ngay hôm nay, cùng chung tay xây dựng môi trường sống và làm việc không khói thuốc để bảo vệ sức khoẻ cho chính bản thân mình, cho gia đình và cho cộng đồng", Thứ trưởng nhấn mạnh.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, sử dụng thuốc lá là nguyên nhân gây ra hơn 8 triệu ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm. Trong đó hơn 7 triệu người tử vong do sử dụng thuốc lá trực tiếp và khoảng 1,2 triệu người tử vong do hút thuốc lá thụ động.

Năm 2023, ngoài nâng cao nhận thức, giảm tỷ lệ hút thuốc lá trong cộng đồng, Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá sẽ tập trung truyền thông và nâng cao nhận thức về tác hại của của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, những sản phẩm này mới xuất hiện trong những năm gần đây những tác hại, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.

 
Quỳnh Trang
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin