Nâng cao nhận thức về sức khỏe thính giác

Nguyên nhân chính gây ra các vấn đề thính lực là do thiếu tiếp cận các dịch vụ chăm sóc tai mũi họng

Chuyên gia của WHO chia sẻ những điều cần biết về Hội chứng COVID kéo dài

WHO: Hơn một nửa thế giới đối mặt với nguy cơ bùng phát dịch sởi

WHO: Gánh nặng ung thư toàn cầu đang gia tăng nhanh chóng

WHO đưa ra khuyến nghị về đạo đức và quản trị AI đa thể thức

Ngày Thính giác Thế giới là sáng kiến của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) được tổ chức vào ngày 3/3 hàng năm nhằm nâng cao nhận thức về việc phòng bệnh điếc và suy giảm thính lực, đồng thời nâng cao việc chăm sóc thính giác khắp thế giới.

Chủ đề mà WHO lựa chọn năm 2024 là: “Thay đổi tư duy: Biến chăm sóc tai và thính giác thành hiện thực cho tất cả mọi người”. Theo Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus: “Điếc và mất thính lực thường được gọi là ‘khuyết tật vô hình’ không chỉ bởi thiếu đi triệu chứng có thể nhìn được bằng mắt. Lâu nay, tình trạng này bị cộng đồng kỳ thị và chưa được các nhà hoạch định chính sách quan tâm.”

Trên toàn thế giới có hơn 80% những người có nhu cầu chăm sóc sức khỏe tai và thính giác nhưng không được đáp ứng. Trong xã hội còn tồn tại nhiều định kiến, quan niệm sai lầm về bệnh điếc và khiếm thính, cản trở nỗ lực ngăn chặn và giải quyết vấn đề mất thính lực.

Đơn cử, nghe kém được cho là vấn đề không thể tránh khỏi của tuổi già. Nhiều người lại cho rằng máy trợ thính không có tác dụng hoặc quá đắt đỏ.

Ước tính đến năm 2050, toàn thế giới có khoảng 700 người cần được phục hồi thính lực, tức cứ 10 người sẽ có 1 người bị mất thính lực. Gần 80% trong số họ là những người đến từ các nước thu nhập thấp và trung bình. Ngoài ra, thính lực cũng suy giảm dần theo tuổi tác, thường gặp ở người trên 60 tuổi.

Mất thính giác là một vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Tình trạng suy giảm và mất thính lực có nhiều cấp độ, từ nhẹ tới cần đeo các thiết bị hỗ trợ, cấy ốc tai để hỗ trợ giao tiếp. Người điếc đa phần bị mất thính lực toàn bộ, cần sử dụng ngôn ngữ ký hiệu để giao tiếp.

Bà Bente Mikkelsen, người đứng đầu bộ phận giám sát bệnh không lây nhiễm của WHO nhận định: “Dùng thiết bị trợ thính đem lại lợi ích cho hơn 400 triệu người mất thính lực trên toàn cầu. Tuy nhiên, chưa đến 20% nhu cầu này được đáp ứng. Nếu không được giải quyết, mất thính lực là thách thức với sức khỏe cộng đồng toàn cầu, gây thiệt hại hơn 1 tỷ đô mỗi năm”.

WHO kêu gọi các quốc gia thay đổi chiến lược chăm sóc sức khỏe tai, cung cấp thiết bị trợ thính và hỗ trợ kỹ thuật cho người dùng. Người mất thính lực cần được được hướng dẫn bảo vệ tai, cách dùng máy trợ thính cũng như tăng cường giải pháp hỗ trợ những người sống chung với vấn đề thính lực.

WHO cũng khuyến khích thúc đẩy giáo dục cộng đồng về nguyên nhân, triệu chứng và hậu quả của việc mất thính giác, cũng như các chiến lược phòng ngừa, chẳng hạn như thực hành nghe an toàn và quản lý nhiễm trùng tai ở trẻ nhỏ.

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn