Một số yếu tố gây suy giảm thính giác chớ chủ quan
8 cách phòng ngừa mất thính giác
Ăn uống ảnh hưởng đến thính lực thế nào?
Nên làm gì khi mất thính giác tạm thời?
Bổ sung vi chất nào giúp cải thiện thính giác?
Các loại mất thính lực
- Mất thính lực thần kinh giác quan: Liên quan đến tổn thương ở tai trong, là loại mất thính lực phổ biến nhất, thường do lão hóa, chấn thương đầu hoặc bệnh lý. Người bệnh thường được khuyên dùng máy trợ thính.
- Mất thính lực dẫn truyền: Âm thanh không thể truyền qua tai ngoài hoặc tai giữa, cảm giác tiếng bị nghẹt. Thường do bệnh lý dẫn đến có dịch trong tai giữa, nhiễm trùng tai, có lỗ thủng màng nhĩ. Cần dùng thuốc điều trị, can thiệp phẫu thuật hoặc máy trợ thính chuyên dụng.
- Mất thính lực hỗn hợp: Khi 2 loại mất thính lực thần kinh giác quan và dẫn truyền xảy ra cùng nhau.
7 nguyên nhân gây suy giảm thính lực
Nhiễm trùng
Nhiễm trùng và nhiễm khuẩn (đơn giản như cảm lạnh, viêm nhiễm trong tai...) đều có thể làm giảm khả năng nghe và gây ù tai. Loại mất thính lực này thường chỉ xảy ra tạm thời. Tình trạng viêm nhiễm được điều trị càng sớm thì nguy cơ mất thính lực vĩnh viễn càng thấp.
Loại mất thính lực sẽ phụ thuộc vào nguồn lây nhiễm. Nhìn chung, mất thính lực do virus gây ra thường là mất thính lực thần kinh giác quan. Nhiễm trùng tai giữa do vi khuẩn thường là mất thính lực dẫn truyền. Phản ứng viêm của cơ thể có thể dẫn đến sự tích tụ chất lỏng hoặc chất nhầy phía sau màng nhĩ, gây giảm thính lực. Hầu hết trường hợp được cải thiện bằng thuốc.
Chấn thương đầu
Những chấn thương vùng đầu (như cú đánh vào đầu, vật lạ rơi vào tai, tai nạn làm tổn thương màng nhĩ hoặc ống tai...) làm tổn thương cấu trúc của tai đều ảnh hưởng đến thính giác. Nếu bị thủng màng nhĩ, các tín hiệu thính giác từ tai đến não sẽ bị cản trở và gây mất thính lực tạm thời.
Vấn đề nha khoa
Nhiễm khuẩn ở miệng có thể ảnh hưởng đến thính giác vì chúng gây viêm và làm thu hẹp các mạch máu. Các mạch máu bị hẹp đi sẽ hạn chế lượng máu thiết yếu đến các tế bào lông của tai và các vùng não. Các tế bào lông ốc tai nằm ở tai trong và có chức năng như các tế bào cảm giác để nghe. Chúng biến rung động từ âm thanh thành tín hiệu điện cho não. Chúng có thể bị tổn thương hoặc chết nếu không được cung cấp đủ máu, dẫn đến mất thính lực vĩnh viễn.
Cần lưu ý rằng nhiễm khuẩn ở răng miệng không gây mất thính giác ngay lập tức. Điều quan trọng là khi có vấn đề răng miệng, bạn cần thăm khám bác sĩ để điều trị kịp thời, tránh để lại biến chứng.
Đái tháo đường
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ, người mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ bị mất thính lực cao gấp đôi. Lượng đường trong máu cao làm suy giảm các tế bào và dây thần kinh của tai trong. Ngược lại, lượng đường trong máu thấp có thể làm tổn hại các tín hiệu từ tai đến não theo thời gian. Nếu không cung cấp đủ lượng máu cho các dây thần kinh để gửi tín hiệu đến não thì nguy cơ mất thính lực sẽ xảy ra.
Để duy trì đường huyết ổn định, ngăn ngừa suy giảm thính giác, người bệnh nên thường xuyên theo dõi đường trong máu, tập thể dục, bỏ hút thuốc, tránh đồ uống nhiều đường, có chế độ ăn hợp lý.
Tăng huyết áp
Lượng máu được cung cấp có liên quan mật thiết với thính giác tốt. Cấu trúc ở tai rất nhạy cảm với những thay đổi trong lưu lượng máu. Khi tăng huyết áp, tim và mạch máu phải làm việc quá sức, tim bơm máu nhiều hơn bình thường, khiến các tế bào ở tai bị "tràn ngập" máu, dẫn đến tình trạng mất thính lực tạm thời (trở lại bình thường khi huyết áp ổn định).
Dùng thuốc
Theo Hiệp hội Nghe - Ngôn ngữ - Nói của Mỹ (the American Speech - Language - Hearing Association), có khoảng 200 loại thuốc và hóa chất có thể gây hại thính giác. Một tác dụng phụ có thể gặp là nhiễm độc tai (gây tổn thương tai trong), dẫn đến mất thính giác, ù tai hoặc cảm giác đầy tai. Do đó, khi dùng thuốc, bạn nên chú ý đến dấu hiệu bất thường ở tai để kịp thời thăm khám bác sĩ và có điều chỉnh phù hợp.
Chứng ngưng thở khi ngủ
Một nghiên cứu năm 2020 đăng trên Tạp chí Tai mũi họng lâm sàng (the Journal of Clinical Otolaryngology) cho thấy chứng ngưng thở khi ngủ làm tăng 21% khả năng mất thính giác. Điều này có khả năng liên quan đến giảm lưu lượng máu đến tai trong.
Bình luận của bạn