Tại sao nghe kém?
Dù đã cố hết sức nhưng bạn chỉ có thể nghe lõm bõm được một vài từ, vì thế bạn không thể theo dõi kịp câu chuyện. Dần dần bạn cảm thấy mất tự tin và không muốn tham gia vào các hoạt động xã hội nữa. Có thể bạn đã bị suy giảm sức nghe rồi đấy. Có nguy hiểm lắm không?
Không như bạn nghĩ, nghe kém thực ra là một triệu chứng khá phổ biến trong xã hội ngày nay. Các thống kê tại Mỹ cho thấy có khoảng 15 - 20% người lớn bị nghe kém ở các mức độ khác nhau. Trước đây ai cũng nghĩ nghe kém chỉ ảnh hưởng đến người cao tuổi, nhưng ngày nay, cùng với sự ô nhiễm môi trường ngày càng tăng của cuộc sống hiện đại, nhiều người trẻ cũng bị suy giảm sức nghe. Tại Mỹ, gần một nửa số người nghe kém là ở độ tuổi dưới 50. Nghe kém thường tăng dần theo tuổi, cứ 12 người trong độ tuổi 30 thì có 1 người bị nghe kém, tỷ lệ này tăng lên thành 1/8 người trong độ tuổi 50, 1/3 người trong độ tuổi 65 và 1/2 người trong độ tuổi 75 trở lên. Hiện nay nghe kém đã trở thành một vấn đề sức khỏe phổ biến ngang với bệnh khớp và bệnh tim mạch.
Chúng ta có thể gặp dấu hiệu nghe kém xảy ra đột ngột hoặc diễn biến từ từ, nghe kém từng đợt hoặc nghe kém liên tục. Tùy theo nguyên nhân, có thể bị nghe kém tạm thời hoặc nghe kém lâu dài, nghe kém mức độ nhẹ, trung bình hay nghe kém nặng (còn gọi là điếc). Các nguyên nhân thường gặp của suy giảm sức nghe ở người lớn bao gồm nghe kém do tuổi và nghe kém do tiếng ồn. Tiếp xúc thường xuyên với tiếng ồn (nghe nhạc với âm lượng lớn, sử dụng tai nghe, làm việc trong môi trường ồn như công trường hoặc xưởng máy…) làm các cơ quan nghe ở tai bị tổn thương và gây ra nghe kém từ từ. Đôi khi trong trường hợp bạn nghe phải một âm thanh quá lớn (ví dụ như một vụ nổ, sức ép bom…) có thể gây ra nghe kém đột ngột. Ngoài ra tuổi tác cũng làm lão hóa các cơ quan nghe ở tai trong, gây ra nghe kém từ từ và lâu dài ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Nghe kém ở người lớn cũng có thể gặp do các nguyên nhân khác như nút ráy tai, dị vật trong ống tai, chấn thương ở tai hoặc chấn thương sọ não, các bệnh lý viêm nhiễm ở tai, thủng màng nhĩ, các khối u tai ngoài, tai giữa hoặc tai trong; sử dụng các thuốc có độc tính cho tai (ví dụ kháng sinh nhóm aminosid như Gentamycin, Streptomycin; hóa chất điều trị ung thư như Cisplatin…)…
Các biểu hiện của nghe kém
Bạn có thể có cảm giác khó nghe như bị đút nút trong tai, bạn không nghe rõ người khác nói gì, nhất là khi có nhiều người cùng nói hoặc nói chuyện trong môi trường ồn, bạn để âm lượng tivi hoặc đài to hơn trước. Một biểu hiện ngày càng phổ biến của nghe kém là trầm cảm, nhiều người lớn đã bị trầm cảm vì nghe kém gây ảnh hưởng đến cuộc sống và các hoạt động xã hội của họ. Các triệu chứng kèm theo có thể gặp bao gồm: tiếng kêu o o như tiếng ve hoặc ù ù như tiếng còi tàu trong tai; cảm giác đau, ngứa trong tai; chảy mủ tai hoặc cảm giác chóng mặt, mất thăng bằng.
Khi gặp một trong các biểu hiện như trên, bạn nên đến khám bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng. Sau khi hỏi bạn về các tình trạng sức khỏe chung và các triệu chứng của bệnh, bác sỹ sẽ tiến hành khám toàn thân sau đó tập trung khám vùng tai mũi họng để phát hiện các dấu hiệu bất thường. Nếu nghi ngờ bạn có nghe kém, bác sỹ sẽ hướng dẫn bạn làm các nghiệm pháp thăm dò chức năng nghe để đánh giá mức độ nghe kém cũng như sơ bộ chẩn đoán loại nghe kém và vị trí tổn thương của cơ quan nghe để có thể lựa chọn các phương pháp điều trị phù hợp.
Đi khám bác sỹ chuyên khoa ngay khi có những biểu hiện nghe kém
Điều trị bệnh như thế nào?
Nếu bạn bị nghe kém do tuổi hoặc do tiếng ồn, có thể khắc phục bằng cách đeo máy trợ thính. Các máy này ngày càng trở nên phổ biến với nhiều chủng loại, hình dạng và công suất khác nhau phù hợp với nhu cầu và mức độ nghe kém của mỗi người. Hiện nay với những người nghe kém quá nặng, đeo máy trợ thính không cải thiện được, còn có thể có giải pháp là phẫu thuật cấy ốc tai điện tử, tuy nhiên giá thành của phẫu thuật này tương đối cao nên không phải ai cũng có điều kiện chi trả. Bạn cũng cần học một số kỹ năng để có thể chung sống với dấu hiệu nghe kém, ví dụ như cần chú ý hơn vào cử chỉ, nét mặt, tư thế của người đối thoại cũng như cao độ giọng của họ. Nếu nghe kém do các nguyên nhân khác, có thể điều trị theo từng nguyên nhân cụ thể. Ví dụ: lấy nút ráy, lấy bỏ dị vật trong ống tai, điều trị nội khoa các viêm nhiễm ở tai, phẫu thuật lấy bỏ tổn thương viêm, vá lại màng nhĩ hoặc tái tạo hệ thống xương con dẫn truyền âm trong tai giữa, phẫu thuật lấy bỏ các khối u tai ngoài hoặc tai giữa…
Cách phòng bệnh nghe kém?
Bạn cần tránh tiếp xúc với các môi trường ồn, không nghe nhạc với âm lượng quá lớn, nhất là khi bạn nghe bằng tai nghe. Trong trường hợp bắt buộc phải làm việc trong môi trường ồn, cần đeo các thiết bị bảo vệ như chụp tai hoặc nút tai chuyên dụng. Nên tránh ngoáy tai vì ngoáy tai không đúng có thể làm tổn thương ống tai và màng nhĩ, đồng thời gây ra các bệnh lý viêm nhiễm của tai ngoài và tai giữa. Tránh sử dụng các thuốc có khả năng gây độc cho tai. Nếu bị bất cứ dấu hiệu gì bất thường của vùng tai mũi họng hoặc về sức nghe, bạn nên đến gặp bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng để được thăm khám và phát hiện sớm bệnh, nhờ đó việc điều trị bệnh sẽ trở nên dễ dàng hơn và đạt hiệu quả cao hơn.
Dù đã cố hết sức nhưng bạn chỉ có thể nghe lõm bõm được một vài từ, vì thế bạn không thể theo dõi kịp câu chuyện. Dần dần bạn cảm thấy mất tự tin và không muốn tham gia vào các hoạt động xã hội nữa. Có thể bạn đã bị suy giảm sức nghe rồi đấy. Có nguy hiểm lắm không?
Đột nhiên nghe kém là triệu chứng khá phổ biến trong xã hội hiện nay
Không như bạn nghĩ, nghe kém thực ra là một triệu chứng khá phổ biến trong xã hội ngày nay. Các thống kê tại Mỹ cho thấy có khoảng 15 - 20% người lớn bị nghe kém ở các mức độ khác nhau. Trước đây ai cũng nghĩ nghe kém chỉ ảnh hưởng đến người cao tuổi, nhưng ngày nay, cùng với sự ô nhiễm môi trường ngày càng tăng của cuộc sống hiện đại, nhiều người trẻ cũng bị suy giảm sức nghe. Tại Mỹ, gần một nửa số người nghe kém là ở độ tuổi dưới 50. Nghe kém thường tăng dần theo tuổi, cứ 12 người trong độ tuổi 30 thì có 1 người bị nghe kém, tỷ lệ này tăng lên thành 1/8 người trong độ tuổi 50, 1/3 người trong độ tuổi 65 và 1/2 người trong độ tuổi 75 trở lên. Hiện nay nghe kém đã trở thành một vấn đề sức khỏe phổ biến ngang với bệnh khớp và bệnh tim mạch.
Chúng ta có thể gặp dấu hiệu nghe kém xảy ra đột ngột hoặc diễn biến từ từ, nghe kém từng đợt hoặc nghe kém liên tục. Tùy theo nguyên nhân, có thể bị nghe kém tạm thời hoặc nghe kém lâu dài, nghe kém mức độ nhẹ, trung bình hay nghe kém nặng (còn gọi là điếc). Các nguyên nhân thường gặp của suy giảm sức nghe ở người lớn bao gồm nghe kém do tuổi và nghe kém do tiếng ồn. Tiếp xúc thường xuyên với tiếng ồn (nghe nhạc với âm lượng lớn, sử dụng tai nghe, làm việc trong môi trường ồn như công trường hoặc xưởng máy…) làm các cơ quan nghe ở tai bị tổn thương và gây ra nghe kém từ từ. Đôi khi trong trường hợp bạn nghe phải một âm thanh quá lớn (ví dụ như một vụ nổ, sức ép bom…) có thể gây ra nghe kém đột ngột. Ngoài ra tuổi tác cũng làm lão hóa các cơ quan nghe ở tai trong, gây ra nghe kém từ từ và lâu dài ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Nghe kém ở người lớn cũng có thể gặp do các nguyên nhân khác như nút ráy tai, dị vật trong ống tai, chấn thương ở tai hoặc chấn thương sọ não, các bệnh lý viêm nhiễm ở tai, thủng màng nhĩ, các khối u tai ngoài, tai giữa hoặc tai trong; sử dụng các thuốc có độc tính cho tai (ví dụ kháng sinh nhóm aminosid như Gentamycin, Streptomycin; hóa chất điều trị ung thư như Cisplatin…)…
Các biểu hiện của nghe kém
Bạn có thể có cảm giác khó nghe như bị đút nút trong tai, bạn không nghe rõ người khác nói gì, nhất là khi có nhiều người cùng nói hoặc nói chuyện trong môi trường ồn, bạn để âm lượng tivi hoặc đài to hơn trước. Một biểu hiện ngày càng phổ biến của nghe kém là trầm cảm, nhiều người lớn đã bị trầm cảm vì nghe kém gây ảnh hưởng đến cuộc sống và các hoạt động xã hội của họ. Các triệu chứng kèm theo có thể gặp bao gồm: tiếng kêu o o như tiếng ve hoặc ù ù như tiếng còi tàu trong tai; cảm giác đau, ngứa trong tai; chảy mủ tai hoặc cảm giác chóng mặt, mất thăng bằng.
Khi gặp một trong các biểu hiện như trên, bạn nên đến khám bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng. Sau khi hỏi bạn về các tình trạng sức khỏe chung và các triệu chứng của bệnh, bác sỹ sẽ tiến hành khám toàn thân sau đó tập trung khám vùng tai mũi họng để phát hiện các dấu hiệu bất thường. Nếu nghi ngờ bạn có nghe kém, bác sỹ sẽ hướng dẫn bạn làm các nghiệm pháp thăm dò chức năng nghe để đánh giá mức độ nghe kém cũng như sơ bộ chẩn đoán loại nghe kém và vị trí tổn thương của cơ quan nghe để có thể lựa chọn các phương pháp điều trị phù hợp.
Đi khám bác sỹ chuyên khoa ngay khi có những biểu hiện nghe kém
Điều trị bệnh như thế nào?
Nếu bạn bị nghe kém do tuổi hoặc do tiếng ồn, có thể khắc phục bằng cách đeo máy trợ thính. Các máy này ngày càng trở nên phổ biến với nhiều chủng loại, hình dạng và công suất khác nhau phù hợp với nhu cầu và mức độ nghe kém của mỗi người. Hiện nay với những người nghe kém quá nặng, đeo máy trợ thính không cải thiện được, còn có thể có giải pháp là phẫu thuật cấy ốc tai điện tử, tuy nhiên giá thành của phẫu thuật này tương đối cao nên không phải ai cũng có điều kiện chi trả. Bạn cũng cần học một số kỹ năng để có thể chung sống với dấu hiệu nghe kém, ví dụ như cần chú ý hơn vào cử chỉ, nét mặt, tư thế của người đối thoại cũng như cao độ giọng của họ. Nếu nghe kém do các nguyên nhân khác, có thể điều trị theo từng nguyên nhân cụ thể. Ví dụ: lấy nút ráy, lấy bỏ dị vật trong ống tai, điều trị nội khoa các viêm nhiễm ở tai, phẫu thuật lấy bỏ tổn thương viêm, vá lại màng nhĩ hoặc tái tạo hệ thống xương con dẫn truyền âm trong tai giữa, phẫu thuật lấy bỏ các khối u tai ngoài hoặc tai giữa…
Cách phòng bệnh nghe kém?
Bạn cần tránh tiếp xúc với các môi trường ồn, không nghe nhạc với âm lượng quá lớn, nhất là khi bạn nghe bằng tai nghe. Trong trường hợp bắt buộc phải làm việc trong môi trường ồn, cần đeo các thiết bị bảo vệ như chụp tai hoặc nút tai chuyên dụng. Nên tránh ngoáy tai vì ngoáy tai không đúng có thể làm tổn thương ống tai và màng nhĩ, đồng thời gây ra các bệnh lý viêm nhiễm của tai ngoài và tai giữa. Tránh sử dụng các thuốc có khả năng gây độc cho tai. Nếu bị bất cứ dấu hiệu gì bất thường của vùng tai mũi họng hoặc về sức nghe, bạn nên đến gặp bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng để được thăm khám và phát hiện sớm bệnh, nhờ đó việc điều trị bệnh sẽ trở nên dễ dàng hơn và đạt hiệu quả cao hơn.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tai mũi họng
Bình luận của bạn