Chậm kinh nguyệt đôi khi không phải dấu hiệu mang thai
17 dấu hiệu mang thai sớm, trước khi chậm kinh
Lý do nào khiến bạn chậm kinh dù không có thai?
Lỡ hẹn 1 tuần mà “đèn đỏ” không đến là sao?
Hiến máu có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt không?
Phụ nữ đang cho con bú
Phụ nữ trong giai đoạn cho con bú thường gặp hiện tượng mất kinh nguyệt, do nồng độ hormone prolactin tăng cao trong cơ thể. Prolactin ức chế các hormone đóng vai trò quan trọng trong chu kỳ kinh nguyệt và rụng trứng như kích thích tố kích thích nang trứng (FSH). Do đó, một số bà mẹ sau sinh không có kinh trở lại đến khi dừng cho con bú.
Stress
Chậm kinh, mất kinh do căng thẳng kéo dài là hiện tượng thường thấy ở phụ nữ, đặc biệt là các bạn nữ do áp lực học tập. Stress không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần của bạn mà còn ảnh hưởng đến nồng độ hormone trong cơ thể, khiến kinh nguyệt rối loạn.
Khi bạn gặp stress, nồng độ hormone cortisol sẽ tăng cao, ảnh hưởng đến hormone lutein hóa (LH) liên quan đến quá trình rụng trứng. Hormone này cũng làm giảm nồng độ hormone sinh dục nữ trong cơ thể, khiến kinh nguyệt của chị em không đều.
Rối loạn giấc ngủ
Stress và thiếu ngủ kéo dài có thể khiến chị em mất kinh nguyệt hoặc chậm kinh
Giấc ngủ đều đặn giúp bạn duy trì nhịp sinh học, hạn chế những thay đổi nội tiết tố bất thường có thể ảnh hưởng đến hormone sinh sản. Ngoài ra, thiếu ngủ thường xuyên cũng có thể gây ra stress, khiến hiện tượng chậm kinh kéo dài nhiều ngày.
Việc tập luyện với cường độ cao kết hợp với nhịn ăn giảm cân có thể khiến chị em bị trễ kinh, hoặc mất kinh nguyệt. Trong quá trình giảm cân, não bộ sẽ không tiết ra hormone GnRH để phát tín hiệu kích thích đến tuyến yên. Hormone này có nhiệm vụ điều hòa các nội tiết tố ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và rụng trứng.
Tăng cân
Những thay đổi thất thường trong cân nặng cũng khiến chu kỳ kinh nguyệt của chị em bị rối loạn. Các mô mỡ của cơ thể có nhiệm vụ sản sinh estrogen (một trong những hormone quan trọng nhất đối với phụ nữ). Do đó, phụ nữ thừa cân có nồng độ estrogen cao hơn bình thường, ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng và gây ra mất kinh nguyệt.
Tiền mãn kinh
Giai đoạn tiền mãn kinh thường bắt đầu khi phụ nữ bước sang tuổi 40. Trong giai đoạn này, số lượng trứng ở phụ nữ giảm dần, khiến nồng độ estrogen thay đổi thất thường và có thể không đủ để gây ra quá trình rụng trứng. Do đó, phụ nữ tiền mãn kinh có thể bị chậm kinh, kinh nguyệt không đều tùy theo từng tháng. Mãn kinh được xác định khi phụ nữ mất kinh nguyệt trong vòng một năm mà không có nguyên nhân nào rõ rệt.
Một số bệnh lý phụ khoa
Nếu bạn có lối sống khoa học, không có dấu hiệu mang thai nhưng lại bị chậm kinh, mất kinh liên tục trong 3 chu kỳ, hãy đến cơ sở chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời. Một số bệnh phụ khoa sau có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, trong đó có hội chứng buồng trứng đa nang. Chị em có thể bị mất kinh nguyệt trong nhiều tháng và máu kinh ra nhiều bất thường khi có kinh trở lại.
Bình luận của bạn